Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi THPT quốc gia 2019: Môn GDCD: “Nhuyễn” lý thuyết là làm bài tốt

Tạp Chí Giáo Dục

GDCD đưc coi là môn “d th” nht trong bài thi khoa hc xã hi. Tuy nhiên, kiến thc b môn này li gn lin vi nhiu kiến thc thc tế. Vì vy, đ đt kết qu cao, hc sinh la chn môn này làm t hp xét tuyn ĐH cn chú ý thêm nhng kiến thc pháp lut trong đi sng, xã hi hàng ngày.

Hc sinh lp 12A12 Trưng THPT Nguyn Thái Bình trong gi hc môn GDCD

Cn nm chc lý thuyết

Ở môn GDCD, theo cô Nguyễn Thị Huyền Trang (Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM), đề sẽ chia làm 2 phần là phần câu hỏi lý thuyết và phần câu hỏi tình huống. Kiến thức trong đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với kiến thức lớp 12 có 9 bài trọng tâm, các em cần nắm kiến thức lý thuyết cơ bản của tất cả các bài, trong đó tập trung vào 5 bài chính là: Bài 2, 4, 5, 6, 7. Các câu hỏi lý thuyết và tình huống cũng thường tập trung chủ yếu trong 5 bài này. Cụ thể, ở bài 2 cần phân biệt được các hình thức vi phạm: vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật. Trong bài này, do kiến thức gắn liền với đời sống thực tế nên các câu hỏi tình huống thường được đề cập rất nhiều. Ở bài 4 về Quyền lao động, kiến thức lý thuyết cơ bản cần nắm là bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong giao tiếp, hợp đồng lao động, bình đẳng giữa nam và nữ, bình đẳng trong hôn nhân gia đình. Các bài tập tình huống ở phần này thường rơi vào phần bình đẳng trong hôn nhân gia đình đối với việc phân chia tài sản. Bài 5 Bình đẳng trong dân tộc và tôn giáo, học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế. Về bình đẳng tôn giáo cần nhấn mạnh phần kiến thức Nhà nước tôn trọng tất cả các tôn giáo và đảm bảo về mặt pháp luật cho các tôn giáo hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép. Trong khi đó, bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản, các kiến thức trọng tâm cần nắm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được bảo vệ sức khỏe tính mạng danh dự và nhân phẩm, quyền được đảm bảo bí mật về thư tín điện tử, quyền tự do ngôn luận. Trong đó các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân phẩm và danh dự thường được sử dụng trong các bài tập tình huống. Còn bài 7 Các quyền dân chủ cơ bản, đây là phần kiến thức trọng tâm nhất mà các em cần lưu ý vì kiến thức đặc biệt gần gũi với thực tế. Học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về quyền công dân sau 18 tuổi như: quyền bầu cử ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo. Các phần kiến thức này cũng thường được đưa vào các câu hỏi tình huống.

Với chương trình lớp 11, học sinh nên chú ý vào kiến thức trong 5 bài đầu (từ bài 1 đến bài 5). Trong đó, các bài 2, 3, 4 kiến thức thường được đề cập trong câu hỏi tình huống, nhất là bài 3 về quy luật giá trị.

Trong chương trình lớp 10, học sinh nên nắm kiến thức cơ bản từ bài 1 đến bài 14 (lưu ý bỏ qua các phần giảm tải). Riêng bài 6 phần kiến thức triết học và bài 9 đến bài 14 phần kiến thức về đạo đức, học sinh cần chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên, với phần kiến thức lớp 10, nếu những học sinh chỉ xét tốt nghiệp thì có thể bỏ qua. Những học sinh xét tuyển ĐH thì có thể mở rộng để nâng cao kiến thức.

Trong kiến thức bộ môn, học sinh thường nhầm lẫn về các vi phạm hình sự, dân sự và kỷ luật. Vì thế, khi ôn tập, các em nên có sự so sánh, đối chiếu. Ở các câu hỏi tình huống, để tránh mất điểm, học sinh nên đọc thật kỹ đề. Mẹo nhỏ để làm những bài tập tình huống “rắc rối” là học sinh nên đọc câu hỏi trước khi quan tâm đến các dữ liệu “rắc rối, phức tạp” trong bài. Loại trừ những phần không liên quan đến câu hỏi để tìm ra đáp án. Một chú ý nữa với những bài tình huống có xuất hiện nhiều nhân vật (thường được viết tắt), học sinh nên gạch dưới tên các nhân vật để tránh nhầm lẫn.

Trong kiến thc b môn, hc sinh thưng nhm ln v các vi phm hình s, dân s và k lut. Vì thế, khi ôn tp, các em nên có s so sánh, đi chiếu.

Môn GDCD không khó, đồng thời lại gắn liền với thực tế, vì vậy học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết cộng thêm những hiểu biết từ thực tế là có thể làm bài tốt.

Chú ý nhng bài tp tình hung thc tế

Cô Kim Oanh (Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết, căn cứ vào đề minh họa và các công bố của Bộ GD-ĐT có thể nhận thấy với môn GDCD, học sinh nên ôn trọng tâm và chủ yếu ở phần kiến thức thuộc chương trình lớp 12. Cụ thể, ở chương trình lớp 12 nắm cơ bản tất cả các kiến thức lý thuyết trong toàn bộ chương trình. Trong đó tập trung nhiều vào các kiến thức về pháp luật đời sống, các quyền tự do cơ bản, quyền dân chủ cơ bản. Đây là những kiến thức thường được đề cập trong bài tập tình huống.

Ở chương trình lớp 11, học sinh nên tập trung vào 5 bài đầu. Nắm các kiến thức cơ bản. Bài tập tình huống trong kiến thức lớp 11 có thể đề cập đến kiến thức về quy luật giá trị. Đây là những kiến thức khó, học sinh cần phải chú ý. Một phần kiến thức nữa trong chương trình này cũng có thể ra ở các bài tập tình huống là kiến thức về cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, kiến thức về cạnh tranh… Kiến thức này dễ thuộc, có liên quan nhiều đến đời sống hàng ngày. Còn chương trình lớp 10, học sinh lưu ý kiến thức về các phạm trù đạo đức: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Với học sinh xét tuyển ĐH, các em có thể mở rộng, nâng cao trong môn học bằng cách tham khảo thêm kiến thức về các điều luật: hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân để áp dụng trong các bài tập tình huống vận dụng cao.

Trong môn GDCD, học sinh thường nhầm lẫn ở các kiến thức: trách nhiệm pháp lý ở độ tuổi 14 và 16, các hình thức thực hiện pháp luật. Do vậy, khi ôn tập, các em nên lưu ý phân biệt các kiến thức này để tránh mất điểm khi làm bài. Đồng thời, các bài tập tình huống thường đề cập nhiều đến các tình huống thực tế. Vì thế, ngoài phần kiến thức lý thuyết, học sinh cũng nên chú ý đến các kiến thức thực tế về pháp luật, đời sống xã hội để ứng dụng trong các bài tập tình huống.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)