Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhân lực nhóm ngành kỹ thuật: Cầu nhiều – cung ít

Tạp Chí Giáo Dục

Nhu cu tuyn dng lao đng k thut trình đ TC-CĐ ln nhưng các trưng không đáp ng đ, doanh nghip phi chn gii pháp tuyn dng nhân lc các ngành ngh khác có liên quan đ đào to li.

Sinh viên Trưng CĐ Ngh TP.HCM thc hành ngh hàn

TS. Huỳnh Thanh Điền (thành viên Đề án công nghiệp hỗ trợ TP.HCM) phân tích, việc thiếu nhân lực kỹ thuật ở trình độ TC-CĐ là do người học có xu hướng chọn học ĐH. Số người học nghề chiếm tỷ lệ khá nhỏ, tỷ lệ tốt nghiệp thấp so với số tuyển sinh được.

Tuyn sinh cao, kết qu đào to thp

Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho thấy, kết quả tuyển sinh năm 2018 ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 9 nghề dịch vụ chủ yếu và nhóm ngành tự do dịch chuyển lao động trong khối ASEAN đạt 482.699 người (trong đó: CĐ: 46.782; TC: 29.091; sơ cấp: 159.900 và đào tạo dưới 3 tháng: 246.926). Tuy nhiên, kết quả đào tạo chỉ đạt 298.738 người (CĐ: 16.304; TC: 10.910; sơ cấp 131.081 và đào tạo dưới 3 tháng: 140.443). Tỷ lệ học sinh, sinh viên “rơi rụng” trong thời gian học cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt lao động trình độ CĐ-TC, đặc biệt là nhóm ngành kỹ thuật, dịch vụ nói trên. Ông Thái Văn Thành (Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí Đại Thành) chia sẻ: Khó khăn của công ty hiện nay là tìm lao động có tay nghề các ngành cơ khí, kỹ thuật. Qua nhiều kênh tuyển dụng, chúng tôi nhận thấy kênh liên kết đào tạo với nhà trường là hiệu quả nhất, chủ động tuyển được nguồn nhân lực. Qua thời gian làm việc, cơ hội thăng tiến của lao động đều như nhau tùy vào năng lực cũng như sự gắn bó lâu dài, chúng tôi không phân biệt tấm bằng ĐH-CĐ hay TC. Trong khi đó, TS. Lê Đình Kha (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) cho biết hàng năm qua ngày hội việc làm các ngành kỹ thuật, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nhiều công ty là rất lớn nhưng không đáp ứng đủ. Tại ngày hội kết nối doanh nghiệp và giới thiệu việc làm năm 2018, doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng hàng ngàn vị trí trình độ TC-CĐ các ngành nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật ô tô (cơ khí động lực), công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật tự động, công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông…

Hc TC-CĐ ngh có vic làm ngay

Ông Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) khẳng định: học sinh, sinh viên trường nghề tốt nghiệp đều có việc làm đúng ngành nghề đã học, mức lương trung bình từ 6 triệu đồng/tháng trở lên. Doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động trình độ TC-CĐ, trong khi người học ĐH thì không có việc làm. Trong khi đó, TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) bày tỏ sự lo lắng khi doanh nghiệp cần nhiều lao động ở một số ngành nghề nhưng hiện nay các trường không đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên nhân do tâm lý người học vẫn chuộng bằng cấp, vào ĐH bằng mọi giá và đường cùng mới vào trường CĐ-TC nghề. “Để ra trường có việc làm ngay, thu nhập ổn định, các em học sinh cần lượng sức mình học nghề nhằm tránh lãng phí thời gian và tài chính. Hiện nay cơ hội học liên thông lên CĐ-ĐH đã rộng mở nên không phải lo ngại”, ông Hòa khuyên. Còn TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) định hướng: Mục đích chính của việc học là để có việc làm, có thu nhập chứ không phải để lấy được tấm bằng. Vì vậy, xác định ngay từ đầu đi học nghề sẽ không đánh mất cơ hội việc làm và sẽ không phải đóng học phí nếu học nghề sau THCS.

Trước thực trạng thiếu nhân lực các ngành nghề kỹ thuật trình độ TC, Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương đã rà soát tất cả chương trình đào tạo để thu hút người học. Đặc biệt là chương trình đào tạo 7 nghề trọng điểm như: cơ điện tử, bảo trì thiết bị hệ thống cơ khí, cắt gọt kim loại, vận hành sửa chữa thiết bị lạnh, điện tử công nghiệp… Theo đó, các chương trình đưa vào sử dụng đều được tham khảo từ chương trình đào tạo của các nước trong khu vực ASEAN và góp ý từ doanh nghiệp.

Theo ông Trn Anh Tun (Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM), trong tng nhu cu nhân lc qua đào to, nhóm ngành ngh k thut công ngh chiếm t trng 35%, nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng – pháp lut – hành chính chiếm t trng 33%, nhóm ngành khoa hc t nhiên chiếm 7% và các nhóm ngành khác chiếm 3-5%. Nhu cu vic làm ca lao đng trình đ TC-CĐ giai đon 2018-2025 s tp trung nhi các nhóm ngành: cơ khí, đin – đin lnh – đin công nghip, công ngh thông tin, xây dng, du lch – nhà hàng – khách sn, y tế – dưc, kế toán – tài chính – ngân hàng, đin t – vin thông. Trong đó, nhu cu tuyn dng trình đ CĐ chiếm 16%, TC chiếm 34%.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết để đáp ứng nhân lực kỹ thuật cho TP nói riêng và cả nước nói chung, TP đã đầu tư, xây dựng 8 trường TC-CĐ công lập thành trường chất lượng cao và trường có nghề trọng điểm. Trong đó, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM phát triển ngành cơ điện tử thành ngành mũi nhọn; Trường CĐ Lý Tự Trọng phát triển ngành cơ khí thành ngành mũi nhọn… Bên cạnh đó, thực hiện chương trình “Mục tiêu quốc gia – Việc làm – An toàn lao động”, Trường CĐ Nghề TP đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo 3 nghề: công nghệ thông tin – ứng dụng phần mềm, điện tử công nghiệp, kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp trình độ CĐ cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao từ Úc.

T.Anh

 

Bình luận (0)