Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nghĩ về đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 9

Tạp Chí Giáo Dục

K thi hc sinh gii lp 9 THCS năm hc 2018-2019 ti TP.HCM va kết thúc. Nhìn vào đ thi môn văn năm nay, có th thy “đt” cho thí sinh viết rt nhiu.

Đ thi hc sinh gii môn văn lp 9 THCS năm hc 2018-2019 ti TP.HCM

Theo đó, đề không đề cập đến tác phẩm nào cụ thể, đến một vấn đề hay một sự việc nào cụ thể mà vai trò của người học được phát huy ngay trong đề bài, cụ thể là ở phần đọc đề. Và có lẽ hơn lúc nào hết, tư tưởng học văn theo kiểu học vẹt, học theo văn mẫu, học theo các tác phẩm văn học đã không còn phù hợp. Văn là người, hướng con người đến tính giáo dục và nhân văn, không chỉ bó hẹp trong văn chương nữa mà đã từng bước vào đời sống, tác động đến đời sống… Trên nhiều diễn đàn học văn, giáo viên và học sinh đều khen “nức nở” đề thi văn năm nay là khá hay và gợi ra nhiều suy tưởng, đòi hỏi người học không chỉ “có chất” mà còn là vốn sống, vốn hiểu biết để có thể viết nên những câu văn đậm chất suy tưởng được.

Vốn sống của học sinh lớp 9 được tích lũy ở đâu, bằng cách nào? Câu trả lời có lẽ nằm ngay trong cuộc sống hàng ngày. Đó là việc “sống chậm lại” ngay trong gia đình, bạn bè, xã hội; là đặt thế giới ảo qua một bên để sống đúng chất trong thế giới thực này. Một cách rất nhẹ nhàng, đề thi nói về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, đến sự tôn trọng tính cách riêng của mỗi người thông qua câu hỏi 1: Suy nghĩ trước câu thơ “Chúng ta có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn?”. Câu hỏi này, thiết nghĩ cũng là dịp để chính các em học sinh nhìn lại mình, về tình cảm với cha mẹ, anh em, bạn bè, thầy cô. Qua đó giáo dục các em sống vì người khác, bao dung, vị tha.

Bên cạnh đó, với câu 2, đề cập đến yêu cầu “Viết bài văn về những câu thơ hay nhất trong bài thơ” từ chính những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ của học sinh. Như vậy, vốn sống ở đây không gì hơn là việc đọc sách. Sách chính là người bạn đồng hành không chỉ về tâm hồn mà còn về kiến thức. Từ đề thi, nhìn rộng ra chính là việc khuyến khích người học trau dồi văn hóa đọc, đẩy mạnh văn hóa đọc trong môi trường học đường. Đặc biệt, trong hướng đổi mới về phương pháp giảng dạy, văn hóa đọc lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và học. Đề thi theo hướng thực tế, người học cũng phải theo hướng thực tế, đừng đóng khung mình trong sách giáo khoa. Với vốn sống được tích lũy như thế là nền tảng để đẩy lùi bạo lực học đường cùng những thói xấu khác trong môi trường giáo dục.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)