Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường?

Tạp Chí Giáo Dục

Hãy hoàn thin bn thân mình bng vic hc, không t ti vì hc TC hay CĐ, đó là li khuyên ca các nhà tuyn dng dành cho sinh viên ti ta đàm “Ngày hi vic làm kinh tế năm 2019” do Trưng CĐ Kinh tế TP.HCM t chc. 

Ông Trn Anh Tun (Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM) tr li thc mc ca sinh viên

Tại tọa đàm, nhiều sinh viên bày tỏ lo lắng trước tình trạng thất nghiệp của những người có bằng cấp cao. Ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) khẳng định, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam khoảng dưới 3% là vẫn còn thấp so với thế giới (từ 4 đến 6%).

Tht nghip… do bn thân

Em Huyền Tâm (sinh viên K12 ngành quản trị kinh doanh) đặt câu hỏi: “Sinh viên ra trường thất nghiệp là do nhu cầu tuyển dụng thấp hay do năng lực?”. Ông Trần Anh Tuấn giải thích: Với tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam như trên là không quá lớn nên người học cũng đừng lo lắng. Để không bị “lọt” vào con số 3% này, bản thân sinh viên phải tiếp cận công nghệ, tư duy và sáng tạo. Thực tế, thà doanh nghiệp bỏ trống công việc còn hơn tuyển người có bằng cấp mà không chất lượng. Theo đó, mỗi năm một số doanh nghiệp chỉ tuyển từ 50-60% nhu cầu, còn lại chờ năm sau tuyển chọn lớp mới ra trường. “Trong số thất nghiệp có không ít người chưa thực học, do đòi hỏi chỗ làm ngon lương cao…”, ông Tuấn chỉ rõ.

Ông Tuấn cũng cho rằng người thất nghiệp là do thiếu kỹ năng chứ không phải do học TC hay CĐ như sinh viên bi quan. Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở bậc ĐH cao hơn các bậc học khác. Trong 100 học sinh THPT thì có đến 55 em vào ĐH, tuy nhiên chưa chắc những em ấy giỏi, số còn lại học CĐ-TC nghề hay tham gia thị trường lao động chưa hẳn là học yếu. “Các em đừng bao giờ chán nản, từ bỏ ước mơ của mình, hãy theo đuổi ngành học đã chọn, đừng quá bi quan vì con số thất nghiệp. Có việc làm hay không là do mình, vì vậy hãy trang bị cho bản thân nhiều kỹ năng bên cạnh kiến thức chuyên môn để xây dựng giá trị nghề nghiệp. Học một ngành có thể làm nhiều nghề, tuy nhiên để làm một nghề phải biết tích hợp nhiều ngành”, ông Tuấn phân tích.

Khi phỏng vấn tuyển dụng, doanh nghiệp luôn đòi hỏi kinh nghiệm nhưng với sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Đây là băn khoăn chung của nhiều sinh viên tại tọa đàm. Chia sẻ về kinh nghiệm mà doanh nghiệp cần ở sinh viên mới ra trường, ông Tuấn cho rằng đó chính là kiến thức tích lũy, tiếp thu cái mới và tự trau dồi, từ đó vận dụng vào thực tế công việc.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) cho rằng kinh nghiệm đó là những kỹ năng mà sinh viên tự trang bị bên ngoài giảng đường. “Thực tế sinh viên còn học với chương trình đào tạo cũ, phương pháp giảng dạy truyền thống, còn doanh nghiệp luôn đòi hỏi cái mới, cần nhiều kỹ năng để đáp ứng công việc, nhất là công việc thuộc các ngành nghề mới xuất hiện”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng lưu ý các kỹ năng mà sinh viên cần phải tự học chứ không phải trường nào cũng đào tạo đó là kỹ năng sáng tạo; kỹ năng thuyết phục… “Học 20% kiến thức ở trường và 80% từ bên ngoài. Hiện nay, mạng lưới liên kết khởi nghiệp đã có rộng khắp từ trong nước đến khu vực và thế giới. Qua các kênh này, sinh viên học được rất nhiều kỹ năng có thể giải quyết nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần”, ông Dũng chia sẻ.

Không t ti vi bng cp

Giải tỏa băn khoăn của sinh viên về tâm lý bằng cấp, bà Nguyễn Thị Thùy Linh (quản lý thực tập sinh Nhật Bản) chia sẻ: Bản thân tôi tốt nghiệp TC tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM. Bí quyết thành công trong nghề nghiệp là không tự ti với bản thân, đặc biệt là với bằng cấp của mình. “Để không bị tụt lại phía sau thì phải học không ngừng. Có bằng TC, tôi vừa làm vừa học liên thông từng bước lên ĐH. Bên cạnh đó, tôi còn phải học tiếng Anh, tiếng Nhật. Có 2 ngoại ngữ là một lợi thế, nhờ đó mà tôi đã vượt qua 100 ứng viên trong kỳ phỏng vấn xin việc với vị trí mà tôi đang làm. Ngoài ra, để chứng minh với nhà tuyển dụng cần phải có kỹ năng, ý thức và năng lực. Trước nhà tuyển dụng đừng bao giờ đòi hỏi mức lương cũng như ngày nghỉ vì doanh nghiệp đã có “định dạng” cho vị trí ứng tuyển rồi mà hãy thể hiện sự tự tin, thuyết phục rằng “tôi có thể làm tốt công việc mà công ty đang cần””, bà Linh đúc kết.

Ông Nguyễn Mạnh Hà (Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Đại Phú Vinh) thì cho rằng đồng lương bao nhiêu phụ thuộc vào năng lực của người lao động. Nếu người lao động làm tốt công việc theo yêu cầu, công ty sẵn sàng trả lương gấp đôi, thậm chí gấp nhiều lần. “Để có cơ hội làm việc ở một vị trí nào đó trong công ty các bạn mong muốn, đừng bao giờ đặt nặng “tôi đã học trường này, trường kia, bằng cấp tôi thế đó…”, mà hãy bày tỏ tâm thế muốn được làm việc tích lũy kinh nghiệm. Công ty sẵn sàng tạo điều kiện để các bạn tham gia công việc, tuy nhiên trụ được hay không thì các bạn phải chứng tỏ năng lực của mình”, ông Hà khuyên.

Hơn 2.000 v trí tuyn dng dành cho sinh viên

Cuối tuần qua, tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM (HCE) đã diễn ra Ngày hội việc làm năm 2019. Đây là hoạt động thường niên do HCE tổ chức nhằm tạo điều kiện cho sinh viên trong trường nắm bắt cơ hội thực tập và làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các tập đoàn, doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực bổ sung vào các vị trí công việc phù hợp. Ông Nguyễn Quang Trọng Anh (đại diện Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, HCE) cho biết có trên 36 doanh nghiệp đăng ký tham gia ngày hội với hơn 2.000 vị trí tuyển dụng cho tất cả các khối ngành đào tạo của trường.

T.Tri

Sinh viên Trưng CĐ Kinh tế TP.HCM tìm cơ hi vic làm ti ngày hi

Trả lời thắc mắc của một sinh viên năm cuối ngành quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu: “Doanh nghiệp muốn gì ở sinh viên mới ra trường?”, ông Nguyễn Thành Hoa (Tổng Giám đốc Tập đoàn Vĩnh Khang) nói: Doanh nghiệp bao giờ cũng sẽ quan tâm đến kiến thức, kỹ năng, đã làm việc ở đâu, có tham gia hoạt động gì ở trường hay không, tại sao lại chọn công ty, hiểu thế nào về công ty… Đặc biệt, doanh nghiệp cần một người trung thực, hiểu rõ về quy mô, ngành nghề hoạt động của công ty – đây là điều kiện cần để “có điểm” hơn các ứng viên khác.

“Các em có thể học bất cứ ngành nghề nào, trường nào, bằng cấp ra sao…, nhưng điều đầu tiên trước nhà tuyển dụng là các em phải tự tin”, ông Hoa cho biết.

T.Anh

Bình luận (0)