Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nên biên soạn một bộ SGK cho tốt

Tạp Chí Giáo Dục

Gi hc ca HS THCS  TP.HCM

Sách giáo khoa phổ thông (SGKPT) hiện hành, qua nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung từ những năm 90 của thế kỷ XX, phải nói là đã có một chất lượng nhất định, ổn định trong một thời gian khá dài, khiến cho giáo dục phổ thông (GDPT) đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có rất nhiều biến chuyển, phát triển mau lẹ về tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật, nhất là ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Vì thế, GD-ĐT nước ta cần phải được “Đổi mới căn bản và toàn diện” để tiến kịp và hội nhập với  các nước phát triển, văn minh.

Biên soạn một bộ SGK chuẩn, có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và đáp ứng với yêu cầu của thời đại – không hề là một chuyện đơn giản, dễ dàng. Chứng cớ là bộ SGKPT hiện hành đã phải trải qua nhiều lần chỉnh lý, chỉnh sửa, bổ sung, mà vẫn thấy còn nhiều hạn chế, thiếu sót, vì biên soạn chưa dựa theo một chương trình GDPT chuẩn đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định và chưa được Quốc hội phê chuẩn. Thực tế là biên soạn một cách “tùy nghi”, các nhóm biên soạn (do Bộ GD-ĐT chỉ định) tự soạn thảo nội dung từng môn, rồi lắp ghép vào từng cấp học. Do đó, SGK thiếu tính hệ thống, tính thống nhất, kiến thức nặng nề, nhiều khi sa vào tính “hàn lâm” một cách không cần thiết (nhất là các môn KHXH&NV); nội dung SGK còn rườm rà; một số môn học, bài học không cần thiết; cách viết không hay, không hấp dẫn người dạy, người học; số tiết quy định cho từng môn, từng bài chưa hợp lý; việc đánh giá các sự kiện và nhân vật lịch sử và văn học nhiều khi chưa thỏa đáng, chưa chính xác; thậm chí có nhiều bài, nhiều phần còn sai kiến thức khoa học khiến dư luận xã hội phê phán; việc biên soạn SGK khiến HS phải giải bài tập ngay trong SGK là không bảo đảm việc sử dụng SGK lâu dài và gây lãng phí lớn về tiền bạc của phụ huynh HS…

Giải quyết được những yếu kém, thiếu sót, hạn chế trên đây của việc biên soạn một bộ SGK đã khó khăn, trầy trật như thế, huống chi bày ra tham vọng làm nhiều bộ SGK? Mấy năm trước, Bộ GD-ĐT cũng đã gợi ý, cho phép một số sở GD-ĐT các tỉnh thành phố tự biên soạn, đổi mới SGK đang dùng, như Sở GD-ĐT TP.HCM (nơi có nguồn nhân lực có chất lượng nhất nhì trong cả nước – ĐNĐ), nhưng rồi cũng chẳng có kết quả khả quan gì. Thế mới biết: Biên soạn một bộ SGK là rất khó.

Trong phiên họp thứ 31 của UBTV Quốc hội, ngày 21-2-2019, khi bàn về nội dung một chương trình, nhiều bộ SGK, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự lo ngại, vì nhiều bộ SGK sẽ khó đảm bảo chất lượng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến: “Chủ trương, quan điểm của Trung ương và Quốc hội là phải có lộ trình để thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Trước mắt, điều kiện chưa cho phép, vẫn thống nhất thực hiện một bộ SGK, đến khi nào đảm bảo các điều kiện cần thiết, sẽ thực hiện chủ trương trên”.

Đến phiên họp của UBTV Quốc hội lần thứ 32, ngày 12-3-2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh: “Điều băn khoăn nhất của tôi là SGK”. Bà cho rằng hiện nay mà dùng nhiều bộ SGK sẽ gây ra nhiều phức tạp, dễ nảy sinh xu hướng “chạy” để SGK của mình được địa phương lựa chọn và rất lãng phí.

Theo tôi, chỉ dùng một bộ SGK thống nhất trong cả nước! Không nên dùng nhiều bộ SGK, vì: Không đảm bảo chất lượng biên soạn các bộ sách, sẽ loạn kiến thức, khó đánh giá chất lượng dạy và học; đồng thời sẽ nảy sinh rất nhiều phức tạp, hệ lụy và tiêu cực.

Những nhóm biên soạn SGK do Bộ GD-ĐT chỉ định (để chủ động), sau khi tìm hiểu kỹ về yêu cầu chuyên môn của những người biên soạn. Không nên chỉ dựa vào học vị, học hàm của người tham gia viết sách hoặc vì “lợi ích nhóm”, vì thân quen! Những giáo viên giỏi – thực chất ở một số trường THPT có tiếng, có thể tham gia việc biên soạn.

Tôi cho rằng, một bộ SGK tốt, chất lượng cao, phải được biên soạn theo một chương trình chuẩn đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và được Quốc hội phê duyệt, công bố trong toàn xã hội, đồng thời phải đảm bảo tốt các yêu cầu như:

Có tính khoa học cao: Kiến thức phải tuyệt đối chính xác, gọn nhẹ (vì đây là GDPT), không  rườm rà, rối rắm (tức là không biến những kiến thức rất đơn giản thành cái phức tạp không đáng có). Nhận định và đánh giá một vấn đề, một sự kiện, hiện tượng phải đúng đắn, trung thực, khách quan, công bằng – nhất là về các tác gia, tác giả và tác phẩm văn chương, các nhân vật và sự kiện lịch sử.

Có tính sư phạm: Bao gồm tính vừa sức, phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi của HS, thiết thực và hấp dẫn HS, gợi mở được tư duy logic, kích thích óc sáng tạo và tinh thần tự học của HS.

Có tính hiện đại và tiên tiến: Tiếp cận trình độ phát triển của khoa học thế giới – đối với các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật, công nghệ.

Có tính dân tộc, tính thực tiễn: Gắn với thực tiễn Việt Nam, dễ áp dụng vào điều kiện cụ thể, đương đại của Việt Nam và với tầm nhìn vài chục năm sau.

Cần chú ý rằng, biên soạn SGK mới không phải là bỏ hết, xóa trắng SGK đang dùng, mà phải “gạn đục khơi trong”, giữ lại những phần tốt, bài tốt trong từng cuốn sách. Cần kiên quyết gạt bỏ những môn học, bài học không thiết thực, học đòi tính “hàn lâm” trong SGK đang dùng; phân phối số tiết dạy và thực hành các bài, các môn cho cân đối, hài hòa.

Chỉ dùng một bộ SGK, nhưng có thể có nhiều sách tham khảo (STK). Điều đặc biệt cần lưu ý là: Phải quản lý, thẩm định nghiêm túc chất lượng của các STK. Không nên chỉ chạy theo thành tích (số lượng đầu sách) và hám lợi nhuận, hoặc vì lợi ích nhóm, hoặc vì thân quen mà cho ra đời những cuốn STK dỏm, chuyên xào xáo và đạo văn của người khác – như thị trường ma trận STK bát nháo hiện nay.

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)