Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thi tuyển sinh lớp 10 THPT: Tiếng Anh: Không đặt nặng yếu tố ngữ pháp

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếng Anh là môn thi có c t lun và trc nghim, không ch kim tra khi lưng kiến thc mà còn hưng ti kh năng tư duy, logic ca ngưi hc.

Gi hc môn tiếng Anh ti  lp 9/6 Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh)

Năm nay, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn tiếng Anh tại TP.HCM sẽ không đặt nặng yếu tố ngữ pháp mà chú trọng đến ngữ nghĩa của từ, do đó để làm bài tốt, học sinh cần nắm chắc từ vựng theo các chủ đề và điểm ngữ pháp cơ bản.

+ Cô Phm Th Xuân Oanh (T trưng T tiếng Anh Trưng THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thnh): Hc sinh phi vng t vng

Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh năm nay về cơ bản là không thay đổi, vẫn mang tính chất học thuật khoa học, tích hợp liên môn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Kiến thức trong đề thi chủ yếu xoay quanh các chủ điểm, chủ đề của chương trình lớp 9. Nhưng đòi hỏi học sinh biết vận dụng kiến thức của mình, hiểu đúng để ứng dụng tiếng Anh chính xác trong các tình huống thực tế. Điểm mới trong khối kiến thức đề thi năm nay là sẽ không đặt nặng phần ngữ pháp mà chú trọng vào từ vựng. Do đó, học sinh không học vẹt, học tủ mà học có sự hiểu biết vấn đề, nắm chắc phần từ vựng để hiểu được ngữ cảnh, chọn đáp án chính xác.

Về cấu trúc đề thi, đề sẽ gồm 36 câu, kiến thức phân bố từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Trong đó, từ câu 1 đến câu 24 là trắc nghiệm, từ câu 25 đến câu 36 là tự luận. 32 câu đầu – mỗi câu sẽ chiếm 0,25 điểm; 4 câu cuối (từ 33-36) mỗi câu chiếm 0,5 điểm. Cụ thể: từ câu 1 đến câu 12 là phần chọn đáp án đúng để điền. Trong phần này, học sinh cần đọc thật kỹ các yêu cầu, câu hỏi, có sự liên hệ phân tích để chọn được đáp án. Riêng câu 11 và 12 là phần câu hỏi thực tế với biển báo, hình ảnh, ngoài hình ảnh về tín hiệu biển báo giao thông, đề thi năm nay có thể sẽ mở rộng thêm các biển báo công cộng để nâng tính thực tiễn. Từ câu 13 đến câu 18 là phần đoạn văn đọc hiểu chọn đáp án đúng sai. Ở 4 câu đầu (câu 13-16) là True, False, học sinh cần đọc lướt qua nắm ý chung, sau đó đọc lại 1 lần nữa để nắm ý chi tiết theo yêu cầu của câu. Trong phần True, False, học sinh tuyệt đối không được viết tắt đáp án của mình (T, F). Nếu viết tắt sẽ không có điểm. Câu 17 và 18 là kiểm tra kiến thức chung của đoạn văn như đoạn văn nói về gì, ý nghĩa của đoạn văn, từ bằng nghĩa đòi hỏi học sinh phải có tư duy và kiến thức sâu mới làm tốt. Từ câu 19 đến câu 24 là đoạn văn lựa chọn đáp án a, b, c, d. Ở phần này, nếu gặp từ vựng khó, học sinh cần phải biết đoán ngữ nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

Bước sang phần tự luận, từ câu 25 đến câu 36: Yêu cầu đầu tiên học sinh cần phải viết chữ thật rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả của từ. Chỉ cần viết sai từ cũng sẽ không có điểm. Trong đó, từ câu 25 đến câu 30 là chia dạng đúng của từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, từ trái nghĩa, số ít, số nhiều), ở phần này học sinh phải biết vận dụng các yếu tố ngữ pháp, nắm chắc từ vựng và phân tích cấu trúc ngữ pháp để lựa chọn được đáp án đúng. Câu 31 và 32 là yêu cầu sắp xếp nhóm từ/cụm từ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Với yêu cầu này, học sinh phải nhìn thật kỹ từ, sắp xếp viết ra giấy nháp trước. Thông thường nhóm từ/cụm từ viết hoa trong đề sẽ là từ đứng đầu tiên trong câu, nhóm từ/cụm từ có dấu hỏi, dấu chấm sẽ đứng cuối cùng. Bên cạnh đó, khi sắp xếp câu cần phải phân tích yếu tố ngữ pháp để phù hợp, đếm đủ số nhóm từ/cụm từ trong câu cho đủ với yêu cầu đề bài cho tránh bỏ sót từ. Bốn câu cuối cùng của đề (từ câu 33 đến 36) là viết câu giữ nguyên ý. Đây là 4 câu nâng cao, tổng hợp tất cả các kiến thức ngữ pháp, từ vựng trong chương trình THCS. Để làm được phần này, học sinh phải nắm được các yếu tố cấu trúc ngữ pháp tương ứng, biết chọn từ phù hợp, phân tích các yếu tố ngữ pháp, ngữ nghĩa.

Khi ôn tập môn tiếng Anh, để nắm được từ vựng, học sinh cần phải viết từ ra, biết sắp xếp thời gian hợp lý để tự học. Trang bị vốn từ vựng thật tốt mới hiểu được cấu trúc, làm bài đạt kết quả cao. Giải nhiều bộ đề để lấp các lỗ hổng kiến thức và nắm các điểm ngữ pháp yếu. Tinh thần phải luôn thoải mái, đảm bảo sức khỏe.

Khi làm bài thi, các em nên đặt các từ vựng khó trong ngữ cảnh để đoán từ. Tránh mắc những lỗi sau để không mất điểm oan: Viết sai từ, chia sai động từ quá khứ phân từ, sai cấu trúc ngữ pháp, bôi đen, xóa tẩy đáp án, dùng nhiều màu mực, viết tắt, trình bày bài thiếu khoa học, bỏ đáp án trống…

+ Thầy Trn Hu Thng (T trưng T tiếng Anh Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3): Bám sát sách giáo khoa lp 9

Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ tăng tính ngữ nghĩa, không đặt nặng vấn đề ngữ pháp, theo các chủ đề trong sách giáo khoa lớp 9. Do đó, học sinh cần nắm chắc từ vựng theo chủ đề, các điểm ngữ pháp trong chương trình sách giáo khoa lớp 9. Về cơ bản, đề thi sẽ vẫn có cấu trúc quen thuộc như mọi năm, mức độ kiến thức từ dễ đến khó. Với học sinh muốn lấy điểm cao, các em nên mở rộng thêm phần phân loại từ và viết lại câu.

Đặc biệt, đề thi cũng vẫn theo yếu tố thực tiễn với kiến thức thực tế là 2 câu hỏi sử dụng hình ảnh phổ biến với học sinh: Môi trường, biển báo giao thông. Trong đó, biển báo môi trường có trong chương trình học kỳ II lớp 9 như xả rác, cấm xả rác. Còn biển báo giao thông, học sinh phải có sự quan sát trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, học sinh cũng chú ý các loại biển báo trong đời sống khác như tiết kiệm điện, nước. Với bài thi tiếng Anh, học sinh đa số đều “gặp khó” ở phần phân loại từ và viết lại câu. Để làm được phần này, học sinh phải nắm vững từ vựng, nền tảng ngữ pháp, có kỹ năng phân tích từ, phân tích câu…

Khi ôn tập môn tiếng Anh, các em nên bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 9, học từ vựng theo các chủ đề, đặt trong ngữ cảnh, đoạn văn, hiểu được từ trong đoạn văn đó để tránh học vẹt. Tránh học dàn trải và ôm đồm quá nhiều.

Để đạt điểm cao trong môn tiếng Anh, ngoài việc nắm vững từ vựng, hiểu được cấu trúc ngữ pháp, học sinh cũng cần phải chú ý đến phần trình bày bài làm. Từ viết rành mạch, nếu viết sai phải gạch đi viết lại tránh bôi đen lên, không viết tắt với True, False…

Yến Hoa

 

Bình luận (0)