Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đừng để con nhận “quả đắng”

Tạp Chí Giáo Dục

nh minh ha. Ảnh: I.T

Đừng để trẻ phải gánh lấy gánh nặng tinh thần từ chính cha mẹ của mình. Khi ly hôn, các bậc phụ huynh cần có những cách ứng xử văn hóa để những đứa trẻ đáng thương phần nào được bình an trong tâm hồn và không bị khiếm khuyết về nhân cách. Đừng vì “giận cả mất khôn” để rồi hậu quả là các em phải lãnh đủ.

1.Có rất nhiều cuộc ly hôn vì những lý do mà người ta không thể dắt tay nhau trong suốt cuộc đời. Nhưng họ có một cái kết rất hậu đó là họ giải thích cho con cái những điều tốt đẹp nhất với con mình. Chẳng hạn: “Ba mẹ đều yêu con, không ai thương con bằng ba mẹ…” hay: “Ba mẹ không cùng chung sống vì khác biệt tính cách nhưng ai cũng mong con khôn lớn, trưởng thành và thật hạnh phúc khi là ba mẹ của con…”, hoặc: “Tuy ba mẹ không ở cùng nhau nhưng mỗi người đều chăm chỉ làm việc để nuôi dạy con khôn lớn”… Đó là liệu pháp tâm lý cực kỳ quan trọng mà không phải cha mẹ nào cũng biết được điều này, là sợi dây gắn kết quan trọng của cha mẹ và con cái sau cuộc hôn nhân đổ vỡ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay những cuộc hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ và hậu ly hôn thì cha, mẹ thường tìm cách đổ lỗi cho nhau. Tâm lý “giận cả mất khôn” cứ ngày càng trở nên cao trào và cuối cùng là những đứa trẻ nhận hậu quả. Tất nhiên, đứa trẻ nào cũng vậy, chúng sẽ ngả vào một bên hoặc là yêu cha ghét mẹ và ngược lại. Hơn nữa tâm lý trẻ chưa trưởng thành thì làm sao các em biết được đâu là đúng sai phải trái, người nào quan tâm đến chúng nhiều hơn thì chúng sẽ dành tình cảm cho người đó. Chỉ khi nào chúng thực sự đủ sự hiểu biết và lòng bao dung thì có thể thay đổi cách đánh giá về cha mẹ của chúng mà thôi.

Đng đ tr phi gánh ly gánh nng tinh thn t chính cha m ca mình. Khi ly hôn, các bc ph huynh cn có nhng cách ng x văn hóa đ nhng đa tr đáng thương phn nào đưc bình an trong tâm hn và không b khiếm khuyết v nhân cách. Đng vì “gin c mt khôn” đ ri hu qu là các em phi lãnh đ.

2.Những vụ việc gần đây cũng là một trong minh chứng cho thấy người lớn họ hành xử thiếu suy nghĩ khi mà họ không nghĩ về chính những đứa con của họ sau này. Trên mạng xã hội đưa tin về quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa đủ tuổi thành niên là một điển hình. Chưa phân tích đúng sai trong mối quan hệ này, tuy nhiên hệ quả sẽ là tai hại khi mà đứa con của họ lớn lên và chúng biết được tất cả câu chuyện không hay của cha mẹ chúng. Hình ảnh trên mạng của cha mẹ trong mối quan hệ bị dư luận lên án là bằng chứng rõ nhất tạo nên tâm lý thù hằn, ghét bỏ chính người thân của mình. Làm sao chúng cân bằng được tâm lý khi mà bạn bè cùng lớp bàn tán, dị nghị về cha mẹ của chúng năm xưa? Làm sao có thể xóa được tất cả các dữ kiện về quan hệ không tốt đẹp của cha mẹ chúng trên mạng xã hội? Các em làm sao chịu đựng được áp lực khi mà biết được những mối quan hệ của cha mẹ bị xã hội phê phán? Chúng cũng sẽ càng cảm thấy thật xấu hổ, tội lỗi với bạn bè khi mà chính người thân yêu của mình truyền tải những hình ảnh lên mạng xã hội…

Theo những nghiên cứu tâm lý thì những quá khứ đen tối thời thơ ấu trong gia đình thường để lại dấu ấn suốt cuộc đời con trẻ (đó là bạo lực, là ly hôn, ly thân…). Các em sẽ thường mang theo cảm giác tự ti, mặc cảm, tội lỗi và khó hòa nhập với các bạn. Người lớn chia tay trẻ con nào có lỗi. Vì sao các em cứ phải gánh hết mọi hậu quả của họ? Lỗi là lỗi thuộc về người lớn. Sẽ chẳng hay ho gì hết khi những đấng sinh thành bị chính con mình đối xử tệ bạc, xem thường, khinh bỉ. Hậu quả là con trẻ vì thế cũng bị lệch lạc tâm hồn. Cho dù thế nào đi nữa, khi cả hai không cùng đi chung con đường, đường ai nấy đi cũng không được truyền những tư tưởng, hình ảnh xấu đến con trẻ.

Nguyn Văn Công (Ging viên tâm lý )

 

Bình luận (0)