Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dạy học thời 4.0: Người thầy luôn phải làm mới mình

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip ln th 4 không ch đt ra thách thc đi vi ngưi hc mà ngay c vi ngưi dy cũng đang đi mt vi nhiu vn đ. Đó là câu chuyn làm thế nào đ truyn dy cho hc sinh nhng kiến thc cn thiết khi mi th đã tr nên quá d dàng; làm thế nào đ “thi tình yêu” môn hc đến vi hc sinh mt cách say mê nht…

Thy Hunh Thanh Phú (Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du) trao đi trong ta đàm “Dy hc 4.0”

Nút thắt để giải đáp những câu hỏi trên chính là câu chuyện “làm mới bản thân” của người thầy được đưa ra trong tọa đàm “Dạy học 4.0” do Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) tổ chức mới đây.

Là người có hơn 20 năm đứng trên bục giảng, nhưng thầy Nguyễn Tường Thịnh (giáo viên môn toán Trường THPT Nguyễn Du) cho hay đã từng có khoảng thời gian phân vân tự hỏi mình là “thầy hay thợ dạy” bởi sự lặp lại của kiến thức, sự cũ mòn của phép đánh giá. “Nghề giáo vốn được coi là một nghề ổn định, không cần đến sự “lên gân lên cốt”. Chính tư duy ổn định đó là “vũng lầy tư duy” mà bất cứ người giáo viên nào cũng có thể sa vào”, thầy Thịnh nhận định.

Để vượt qua sự ổn định đó, thầy Thịnh đã mạnh dạn thay đổi chính mình bằng cách tự trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng để có thể trò chuyện với học sinh. “Kiến thức người thầy mang đến lớp học chỉ là một phần nhỏ. Các kiến thức này trong thời đại hiện nay đã không còn là độc quyền của riêng thầy cô mà học sinh cũng có thể tự tìm hiểu trên mạng internet. Điều quan trọng là từ những kiến thức đó kích thích được học sinh sự sáng tạo, niềm say mê; giáo dục các em có quan điểm sống và tư duy phản biện. Nếu người thầy không tự làm mới mình để hiểu học sinh thì sao có thể trò chuyện được với các em?”, thầy Thịnh đặt câu hỏi.

Kích thích sự sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng sống cho học sinh, theo thầy Thịnh, có thể nằm ở chính cách người giáo viên sắp xếp và tư duy lớp học. Đó là tổ chức buổi học theo các ý đồ khác nhau sẽ thu hút học sinh quan tâm theo những hướng khác nhau, từ đó còn giúp giáo viên phát hiện ra năng khiếu của học sinh mình.

Về góc độ này, thầy Lâm Vũ Công Chính (giáo viên môn toán của trường) cho rằng để tạo ra một tiết học thật sự thăng hoa cho học sinh không phải là “vấn đề đơn giản”. Ở đó, ngoài kiến thức môn học, người thầy còn phải không ngừng trau dồi thêm kiến thức mới, đưa vào đó những bài học kỹ năng, đời sống…

Băn khoăn trong câu chuyện “thầy hay thợ dạy” của thầy Thịnh cũng chính là trăn trở của nhiều giáo viên trong trường. Theo đó, nhiều giáo viên cho rằng học sinh ở mỗi độ tuổi lại có những mối quan tâm khác nhau và không bị giới hạn trong suy nghĩ và tư tưởng. “Điều cần thiết là người giáo viên phải đánh thức được tiềm năng khổng lồ trong từng học sinh, gợi mở và giúp các em phát triển được những tiềm năng đó”, thầy Phan Tấn Mẫn (giáo viên môn lý) cho biết.

Mt giáo viên trong trưng bày t băn khoăn v vai trò ca ngưi thy trong k nguyên 4.0

“Ngh giáo vn đưc coi là mt ngh n đnh, không cn đến s “lên gân lên ct”. Chính tư duy n đnh đó là “vũng ly tư duy” mà bt c ngưi giáo viên nào cũng có th sa vào”, thy Nguyn Tưng Thnh (giáo viên môn toán) nhn đnh.

Nhìn nhận về câu chuyện dạy học trong 4.0, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường) thẳng thắn cho biết, trên thực tế có những giáo viên giáo án soạn 5-10 năm vẫn mang đến lớp để “nhồi nhét” cho học sinh trong khi đời sống liên tục thay đổi. “Sự sáng tạo của người thầy cũng giống như người đầu bếp nêm gia vị trong món ăn. Với cùng một nguyên liệu nhưng cách nêm gia vị khác nhau sẽ tạo ra những giá trị khác xa nhau”, thầy Phú ví von.

Theo thầy Phú, để dạy học trong thời 4.0 không phải là những “điều gì đó xa vời” mà nằm trong chính tầm tay của người giáo viên. Ở đó, mỗi người thầy luôn phải hội tụ cả 4 yếu tố: đạo đức, trí tuệ, công nghệ và sáng tạo. “Đạo đức là phạm trù bắt buộc quan trọng không thể thiếu trong từng ngành nghề, đặc biệt là nghề giáo. Công nghệ chính là sự tự học, tự mày mò để không bị tụt hậu. Còn sáng tạo chính là sự linh hoạt để làm mới mình, làm mới tiết dạy, làm mới kiến thức. Ở bất kỳ môn học nào, người giáo viên cũng đều có thể sáng tạo được nếu chịu khó, chịu cực. Nếu không sáng tạo đồng nghĩa với tự đào thải”, thầy Phú phân tích.

Bên cạnh đó, thầy Phú cũng cho rằng giữa thầy và trò luôn có cái nhìn cách biệt về tuổi tác. Do đó, người thầy cũng nên bao dung, lắng nghe hơn là quy chụp và phán xét. Đồng thời phải thay đổi quan điểm và cách đánh giá môn học, đánh giá học sinh, làm sao để tạo được động lực, khuyến khích các em tự giác say mê trong việc học. “Đặc biệt ở các môn xã hội. Giáo viên hãy khuyến khích các em được nói lên những quan điểm của bản thân, dù quan điểm đó “rẽ ngược” hoàn toàn với quan điểm của thầy cô. Đó chính là cách rèn cho học sinh tư duy phản biện và nhìn nhận vấn đề”, thầy Phú nhấn mạnh.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)