Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giúp người dân miền núi thoát nghèo từ cây sâm Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Vi vic tng cây sâm ging cho đng bào thiu s, kêu gi các doanh nghip tham gia trng, chế biến các sn phm t sâm Ngc Linh, tnh Qung Nam đang m ra k vng vng phát trin kinh tế t loài cây này vùng min núi, vùng khó khăn.


Trng sâm Ngc Linh mang li hy vng giúp ngưi dân min núi Qung Nam thoát nghèo

Sinh kế cho ngưi nghèo

Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) là địa bàn có địa hình vô cùng hiểm trở, nhiều bản làng giao thông đi lại rất khó khăn. Vì thế, đời sống của phần đông đồng bào thiểu số còn thuộc diện nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, tạo hóa luôn công bằng khi ban cái khó cho Nam Trà My và tặng lại nơi này dãy núi Ngọc Linh quanh năm mây phủ cùng tiết trời se lạnh, ẩm đủ để cây sâm phát triển mạnh. Nam Trà My được mệnh danh là “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh cũng nhờ vào sự ưu ái đó.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My đã tập trung phát triển sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chủ lực để thoát nghèo. Số lượng hộ dân tham gia ngày càng tăng cao. Thống kê, hiện các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, nhóm hộ đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh trên tổng diện tích gần 810ha, với khoảng hơn 3 triệu cây. Mới đây nhất, từ nguồn vận động, huyện cũng đã trao hơn 1.000 cây giống sâm cho 57 hộ đồng bào Xê Đăng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở xã Trà Nam.

Anh Hồ Văn Hình – một người dân trồng sâm tại xã Trà Linh chia sẻ: “Trước đây, khi gia đình tôi chưa trồng sâm, cuộc sống rất khó khăn. Mấy năm nay, theo nhu cầu thị trường và được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi trồng 5.000 cây sâm giống. Nếu thời tiết thuận, ước tính vườn sâm cho thu về cả tỷ đồng. Câu chuyện thoát nghèo của bà con trồng sâm đang hiện hữu từng ngày”. Còn với anh Hồ Văn Báo (33 tuổi) phấn khởi nói: “Trồng sâm cho thành phẩm sẽ mang lại nguồn thu nhập khấm khá. Tôi vừa học hỏi kinh nghiệm trồng sâm từ bố, vừa tìm hiểu thông tin trên mạng để chăm sóc vườn sâm của mình thật tốt. Bây giờ, kinh tế khá hơn, tôi nhất định sẽ cho con cái ăn học đàng hoàng, có kiến thức mới làm giàu bền vững được”.


Cây sâm ging đưc bo tn, lưu gi ngun gen ging gc mang li cht lưng dưc tính cao

Thống kê, vài năm trở lại đây, nhờ thu nhập từ vườn sâm Ngọc Linh, tỷ lệ hộ nghèo ở Nam Trà My giảm từ 7 đến 10%, tỷ lệ hộ đói nghèo dưới 45% theo tiêu chí mới. Cây sâm Ngọc Linh đang mang lại hiệu quả thấy rõ trong công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Gii pháp phát trin bn vng “th ph” vùng sâm

Tháng 6-2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó, Quảng Nam là một trong 3 địa phương của cả nước phát triển vùng nguyên liệu sâm Việt Nam quy mô hàng hóa. Đây chính là cơ sở để tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực trung du và miền núi của tỉnh, nhất là vùng núi cao. Góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó trọng tâm là chương trình giảm nghèo bền vững…

Để sâm đạt chất lượng cao, các nhà khoa học đã tập trung đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm. Cùng với đó, chính quyền sát sao trong việc cùng người dân theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sâm. Giá cả cây sâm Ngọc Linh ở vùng đất Quảng Nam nhờ đó dần ổn định, người dân yên tâm, gắn bó với cây sâm. Quảng Nam cũng đã quy hoạch khoảng 15.000ha tại 7/10 xã của huyện; có trên 1.250 hộ gia đình tham gia trồng sâm trên diện tích hơn 2.000ha, sản lượng hằng năm đạt khoảng 10 tấn, giá trị khoảng 420-600 tỷ đồng/năm.

Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu tỉnh Quảng Nam cung ứng cho huyện Nam Trà My để hỗ trợ cho nhân dân 73.000 cây sâm giống, bán cho doanh nghiệp 14.000 cây. Đồng thời, thực hiện việc lưu vườn để trồng phát triển mở rộng diện tích vườn bảo tồn sâm Ngọc Linh giống gốc tại Trạm dược liệu Trà Linh với số lượng 22.000 cây. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cây giống sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi sản xuất năm 2023 tại tỉnh được khoảng 109.000 cây giống. Theo lãnh đạo trung tâm, năm 2023, cùng với ngành nông nghiệp và các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh, trung tâm đã thực hiện nhiệm vụ được giao và vượt kế hoạch do cấp trên giao, trong đó đáng chú ý là công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen giống gốc; chăm sóc, nuôi trồng, quản lý bảo vệ, mở rộng vườn sâm, đảm bảo phát triển nhanh về số lượng, chất lượng cây sâm Ngọc Linh để phục vụ sản xuất cho người dân và cung ứng các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu; từng bước tạo vùng nguyên liệu ổn định cho việc chế biến sâu các sản phẩm đặc hữu có giá trị cao. Đặc biệt, đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn sâm giống gốc nhiều năm tuổi theo mô phỏng tự nhiên… cây sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Trung tâm, các doanh nghiệp, nhóm hộ tham gia trồng sâm Ngọc Linh cũng đã có nhiều kiến nghị các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh, như: ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nâng cấp hệ thống các hạng mục liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc vườn ươm cây giống hiện có cũng như đầu tư cơ sở sản xuất giống dược liệu; Có cơ chế, chính sách ưu tiên hình thành các tổ hợp tác, HTX trồng sâm Ngọc Linh tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cầu nối giữa liên kết với các doanh nghiệp trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm có chất lượng. Hướng đến truy xuất nguồn gốc, vùng trồng đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, nhằm bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh Quảng Nam.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)