Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Về với vùng đất còn lưu dấu những địa danh lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

V Bình Phưc nhng ngày tri đã sang thu, nhưng cái nng cui hè min đt đ buông nhng chùm nng khát xung nhng cánh rng cao su bt ngàn. Đt chân đến vùng đt lch s – đon cui Đưng mòn H Chí Minh còn in nhng du tích đy hào hùng ca quân và dân min Nam qua hai cuc kháng chiến trưng k chng xâm lưc, lòng chúng tôi trào dâng bao nim cm xúc…


Viếng, thp hương bàn th n tưng Nguyn Th Đnh  căn c Tà Thiết

Vùng đt lch s

Được sự hỗ trợ chu đáo của Hội Văn học nghệ thuật Bình Phước, đoàn văn nghệ sĩ tỉnh Lâm Đồng đã có những giờ phút vô cùng ý nghĩa được tham quan, nghiên cứu một số địa danh lịch sử vang lừng trong kháng chiến của vùng miền Đông đất đỏ.

Ngày 1-1-1997, được tách ra từ tỉnh Sông Bé (cũ), tỉnh Bình Phước dù có diện tích nhỏ, dân số ít (khoảng 1 triệu người), với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Song, đây là vùng đất kiên cường trong chiến tranh, điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Tại đây được chọn đặt căn cứ Bộ Chỉ huy (BCH) Miền – cơ quan đầu não của các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam, nên được mệnh danh “Khu rừng Chính phủ”; nơi tập kết vũ khí, lương thực và lực lượng lớn nhất chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dường như, ở bất cứ tỉnh, thành nào trên khắp đất nước hình chữ S cũng đều có các di tích lịch sử, căn cứ kháng chiến, địa danh anh hùng… đến tận hôm nay còn lưu dấu một thời bi hùng và đầy niềm kiêu hãnh của dân tộc ta.

Theo số liệu, trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 41 di tích được xếp hạng (gồm 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia và 24 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Trong đó, nhiều địa danh nổi tiếng như: Căn cứ BCH Miền (căn cứ Tà Thiết), xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh; Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh – là những di tích lịch sử quốc gia đặc biệt; Điểm cuối đường dẫn ống xăng dầu VK 96, huyện Bù Gia Mập (di tích quốc gia đặc biệt), mộ tập thể 3.000 người dân phường An Lộc, Thị xã Bình Long bị giặc sát hại (di tích quốc gia); Sân bay quân sự Lộc Ninh, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh (di tích quốc gia)…

Những con số trên khẳng định Bình Phước là địa bàn trọng yếu – địa danh lịch sử; bất cứ ai là người Việt Nam yêu nước nên tìm về để chiêm nghiệm, cảm nhận biết bao xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta đã đổ xuống trên mảnh đất này; để hiểu hơn, thấm thía hơn giá trị cuộc sống hôm nay!

Nhng đa danh còn lưu du

Chúng tôi đã đến thăm Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (còn gọi Nhà Giao tế). Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của người dân tộc bản địa. Tầng trệt trưng bày các hiện vật: Ô tô tải chở hàng hóa, đạn dược, quân trang… từ miền Bắc vượt đường Trường Sơn phục vụ chiến trường miền Nam, góp phần vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975; các ống dẫn xăng dầu Bắc – Nam… Và, nhiều hình ảnh, hiện vật trong nhà trưng bày, đã làm sống dậy một thời gian khổ, hy sinh mà vô cùng anh dũng của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gần nửa thế kỷ qua.

Đặc biệt, tầng 2 ngôi nhà có 2 lối đi lên 2 bên bằng cầu thang gỗ; giữa ngôi nhà đặt chiếc bàn tròn với 4 ghế gỗ – nơi đã diễn ra hội nghị quân sự “Bốn bên”: Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam – Phái đoàn quân đội nhân dân Việt Nam – Phái đoàn quân sự Mỹ và Phái đoàn quân sự Việt Nam Cộng hòa (xung quanh là bàn dành cho tùy tùng, giám sát viên các phái đoàn). Hội nghị bàn về các điều khoản đã ký trong Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam…

Đứng giữa ngôi nhà yên ắng trong một sáng Lộc Ninh đẹp trời, tự hồ tôi như nghe vang vang lời khẳng khái của đại diện Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đề nghị phía đối phương phải tôn trọng các điều khoản trong hiệp định, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa, trả lại hòa bình, độc lập cho nhân dân Việt Nam!…

Rời Nhà Giao tế – nơi đón tiếp các phái đoàn nước ngoài, các lực lượng cách mạng từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam; nơi tập kết lương thực, vũ khí, lực lượng chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Khu căn cứ BCH Miền (căn cứ Tà Thiết) – điểm cuối cùng của Bộ Tư lệnh Miền tại chiến trường miền Nam. Đây cũng là địa chỉ đỏ của nhân dân Bình Phước và nhân dân các tỉnh, thành miền Đông.

Sau khi thắp hương Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng vong linh các anh hùng, tướng lĩnh quân đội, chúng tôi đi thăm một số điểm từng là nơi ở, làm việc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của các tướng lĩnh năm xưa.


Đoàn văn ngh sĩ tnh Lâm Đng chp hình lưu nim trưc ngôi nhà làm vic ca Thưng tưng Trn Văn Trà…

Căn cứ Tà Thiết là một sóc nhỏ nằm trong một khu rừng lớn, nhiều cây cổ thụ và tre xanh um tùm như bao bọc, chở che các cán bộ cấp cao của Đảng và BCH Miền những năm lãnh đạo quân dân miền Nam chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Năm 1995, căn cứ được phục dựng nguyên trạng, gồm: Bếp Hoàng Cầm, hầm giao ban, hầm chữ A, hội trường, hệ thống hầm hào và nhà làm việc của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Con đường nhỏ xuyên qua khu rừng mênh mông, dẫn chúng tôi đến thăm nhà làm việc của Đại tướng Lê Đức Anh, nhà làm việc của Thiếu tướng Nguyễn Thị Định – vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thắp nén tâm hương và nghe giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng, công lao đóng góp to lớn của các vị tướng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng chúng tôi chợt dâng trào niềm cảm xúc rất thiêng liêng…

Điểm cuối là ngôi nhà ở, làm việc của Thượng tướng Trần Văn Trà – Tư lệnh BCH Miền – Phó Tư lệnh BCH Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà nằm giữa tứ bề cây cao, ghi tên các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và nhiều tỉnh, thành đã về thăm, trồng kỷ niệm. Nhà làm việc của tướng Trà khác với các ngôi nhà làm việc của các tướng lĩnh, đó là một ngôi nhà sàn nổi trên mặt đất, có cầu thang gỗ đi lên, thiết kế theo kiểu nhà sàn người dân tộc nhằm ngụy trang. Chính giữa đặt bàn thờ, di ảnh tướng Trà, chiếc giường và bộ bàn ghế làm việc…

Nhà ở và làm việc của các tướng lĩnh tại căn cứ Tà Thiết đơn sơ vậy; song, toát lên khí chất của người Cộng sản: Giản dị trong lối sống, mưu trí, sáng tạo trong hoạt động cách mạng. Tại căn cứ này, các tướng lĩnh đã đưa ra những quyết sách, quyết định mang tính lịch sử; đặc biệt, đã quyết định chuyển Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đi vào lịch sử chói ngời của dân tộc Việt Nam.

Rời Bình Phước trên con đường rợp nắng vàng và những cánh rừng cao su tít tắp, tôi chợt nghe ngân nga câu hát “Ai đã qua vùng miền Đông đất đỏ…”; và, đâu đó vọng lại giai điệu rộn ràng “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”…

Thanh Dương Hng

Bình luận (0)