Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những “tỷ phú” của tình yêu thương

Tạp Chí Giáo Dục

“T phú không tin” là bit danh mà nhiu ngưi bnh có hoàn cnh khó khăn đt cho nhng ngưi làm công tác xã hi ti các bnh vin (BV). Bi toàn b s tin vn đng đưc đu đưc chuyn v phòng tài chính và trao đến tn tay tng hoàn cnh đang cn, hơn lúc nào hết đng tin đã tr nên có ý nghĩa.

Anh Trn Quang Châu h tr bnh nhân trong mt chuyến khám bnh nhân đo

Không chỉ đúng với nghĩa đen, họ còn là “tỷ phú” của tình yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những bệnh nhân nghèo.

Nhng chân chy vt đc bit

5 giờ sáng hàng ngày, chị Nguyễn Thị Mỹ Linh – nhân viên chăm sóc khách hàng, Phòng Công tác xã hội (CTXH), BV Nhi đồng 2 đã có mặt tại BV để hướng dẫn thân nhân, bệnh nhân thực hiện những thủ tục cần thiết khi đến khám dịch vụ tại tầng 4 của BV. 6 giờ 30 phút chị tiếp tục phát số, hướng dẫn cho những người bệnh đến khám theo diện có BHYT. Hơn 7 giờ sáng, chị đến phòng phân công công việc cho SV tình nguyện, hướng dẫn SV đi khảo sát thăm dò ý kiến thân nhân bệnh nhân, ngay sau đó chị trở lại quầy hướng dẫn tiếp đón thân nhân bệnh nhi và đảm nhận nhiệm vụ trả lời điện thoại… Đó là vô số những công việc trong một ngày trực của chị Linh cũng như những nhân viên CTXH tại BV.

Được biết đến là những người phải trải qua rất nhiều tình huống mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Lan Phương cho hay, nhiều trường hợp không chỉ liên quan đến công tác hỗ trợ điều trị bệnh, hỗ trợ tâm lý mà còn liên quan đến các bất đồng của người bệnh, thân nhân bệnh. Chị kể, cách đây không lâu một phụ huynh vì chưa thỏa mãn với chỉ định của BS mà lôi con (bị rối loạn tiêu hóa) vào phòng chị chửi rủa như tát nước, trong khi đứa bé cứ ói liên tục và năn nỉ bố dừng lại vì bé đã mệt. Người bố vẫn tiếp tục và chĩa máy quay vào mặt chị để xem chị có nói gì lỡ lời. Dù rất ức chế nhưng chị chỉ lặng lẽ “thanh lý” đống nôn ói, hỏi han cháu bé, lo kết nối với BS để cho đứa bé khám lại.

Ch Nguyn Th Lan Phương chia s: “Ngưi làm CTXH, nht là b phn chăm sóc khách hàng đôi khi phi đè nén cái tôi ca mình xung thp nht, c s t trng ca mình, chp nhn b tn thương đ đem điu tt nht đến cho bnh nhi. Bi s hi phc ca bnh nhi mi là điu quan trng vì các bé vn dĩ đã quá mt mi, đau đn, thit thòi”.

Cũng như chị Linh và đồng nghiệp Phòng CTXH BV Nhi đồng 2, những nhân viên Phòng CTXH tại BV Quận 2 cũng đã bắt đầu những ngày làm việc tất bật như thế. Anh Trần Quang Châu – Trưởng phòng CTXH BV Quận 2 cho biết, dù chỉ mới thành lập 3 năm nhưng hiện nay Phòng CTXH của BV đã có 22 nhân sự được phân chia thành những bộ phận riêng biệt, hoạt động vô cùng chuyên nghiệp như: Bộ phận chăm sóc khách hàng, khám sức khỏe, truyền thông, vận động tài trợ, tiếp dân, khảo sát hài lòng người bệnh… Một ngày của nhân viên CTXH BV bắt đầu từ 5 giờ sáng và khi BS kết thúc việc khám bệnh, bệnh nhân cuối cùng ra về trong hài lòng thì công việc của người làm CTXH BV mới kết thúc. Anh Châu nhấn mạnh: “22 nhân sự so với lượng bệnh khám và điều trị tại BV mỗi ngày một đông là khối lượng công việc rất lớn. Nhìn bề ngoài người làm CTXH gần như người chạy việc vặt, ấy vậy họ lại chính là những người chạy việc vặt đặc biệt luôn đồng hành cùng bệnh nhân, là cầu nối giữa BS với bệnh nhân, và giữa BV với bệnh nhân”. 

Mang ni đến vi nhng bnh nhân nghèo

Kể về vai trò làm cầu nối của mình, anh Ngô Văn Minh – Phòng CTXH BV Quận 2 vẫn nhớ như in trường hợp bệnh nhân Lê Minh Trí, một nạn nhân tai nạn giao thông được đưa vào BV Quận 2 cấp cứu trong tình trạng tổn thương đa cơ quan vào năm 2017. Sau khi cấp cứu, bệnh nhân phải trải qua 3 lần phẫu thuật và 4 tháng nằm ở Phòng Hồi sức tích cực, chi phí điều trị dần tăng lên gần 500 triệu đồng. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể chi trả, BV đã đứng ra kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. Anh kể, cứ “gõ cửa” khoảng 10 mạnh thường quân thì chỉ 1 hoặc 2 mạnh thường quân hỗ trợ, không từ bỏ hy vọng cứu chữa cho người bệnh, anh đã kiên trì kêu gọi cho đến khi bệnh nhân may mắn được hỗ trợ gần như toàn bộ chi phí điều trị. Ngoài trường hợp bệnh nhân Trí, cho đến nay BV đã hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác cộng đồng như khám chữa bệnh miễn phí, tặng quà cho gần 7.000 bệnh nhân nghèo.

Cùng chung trăn trở làm sao để mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh, ThS. Lê Minh Hiển – Trưởng phòng CTXH, BV Chợ Rẫy, chia sẻ từ khi mới chỉ là một đơn vị y xã hội nhỏ bé, đến nay sau 10 năm Phòng CTXH của BV đã kêu gọi vận động hỗ trợ được cho hàng trăm lượt bệnh nhân với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Anh Hiển chia sẻ: “Nguyên tắc của chúng tôi là khi không có bế tắc trong y khoa nhưng có bế tắc trong hoàn cảnh thì Phòng CTXH sẽ vào cuộc. Có những trường hợp khó khăn tưởng như phải buông tay nhưng họ vẫn được cứu, mỗi lần như thế nghĩa là một cuộc đời được hồi sinh, một gia đình được trọn vẹn…”.

Hoài Thương

Bình luận (0)