Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nội quy trường học vẫn đang “lấy giáo viên làm trung tâm”

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca ThS. Mai M Hnh (Phó Trưng khoa Tâm lý, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) khi đ cp đến vn đ xây dng trưng hc hnh phúc. Bà Hnh cho rng, trưng hc vi triết lý “ly hc sinh làm trung tâm” nhưng hin vn còn “đóng khung”, “đng phc tư duy” ngưi hc, điu này là rào cn đ xây dng trưng hc hnh phúc.


ThS. Mai M Hnh (Phó Trưng khoa Tâm lý, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

Không th có trưng hc hnh phúc nếu “đng phc tư duy” hc sinh

+ Phóng viên: Bà đánh giá thế nào v ni quy trưng hc hin nay? Nó đã thc s phù hp vi tâm lý la tui hc sinh chưa, thưa bà?

– ThS. Mai M Hnh: Giáo dục Việt Nam đang đi theo triết lý “lấy học sinh làm trung tâm”, mỗi giáo viên, nhà trường nên đặt mình vào vị trí của học sinh trong bối cảnh hiện nay để nghĩ cho những nhu cầu và nguyện vọng của học sinh, tham khảo ý kiến các em để có sự điều chỉnh nội quy trường học cho phù hợp.

Cách tiếp cận của trường học hạnh phúc, kỷ luật tích cực là nội quy xuất phát từ chính học sinh. Thế nhưng, thực tế cách nhà trường xây dựng nội quy hiện nay đa phần sẽ là: Thầy cô cho rằng, nhà trường cho rằng…, mang tính áp đặt và gần như vẫn “lấy giáo viên làm trung tâm”. Hãy trao cho học sinh cơ hội rằng để xây dựng trường học thân thiện, tích cực, trường học hạnh phúc thì các em thấy cần phải thực hiện những nội quy gì, thầy cô cần thực hiện những nội quy gì… Và trường học hiện đang thiếu vắng những hoạt động này, đây là tinh thần mà thầy cô đã được tập huấn, đã được trang bị nhưng chưa thực sự mạnh dạn áp dụng.

+ Nói như vy có nghĩa là đã đến lúc ni quy trưng hc cn phi thay đi, thưa bà?

– Trong bối cảnh hiện nay, có những giá trị truyền thống vẫn phù hợp và cần lưu giữ, như truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn”… Nhưng có những giá trị như tôn trọng sự khác biệt, phát huy cá tính của người học, đặc biệt là sự sáng tạo cho người học cần phải hướng tới. Giáo dục học sinh toàn cầu hướng đến sự tự do, sáng tạo, phải hài hòa với những giá trị truyền thống. Nói như vậy để thấy rằng nội quy trường học hiện nay nên có sự “cơi nới” để phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh.


Ni quy nhà trưng cn hài hòa gia truyn thng và nguyn vng hc sinh (nh minh ha)

Ở nhiều trường quốc tế, học sinh có thể nhuộm tóc, sơn móng tay nhưng các em vẫn rất ngoan, gặp khách đến vẫn cúi đầu chào, vẫn dạ thưa, cảm ơn… Ở lứa tuổi vị thành niên, nhiều em mặc cảm tự ti về ngoại hình. Song, chỉ cần một lớp son hồng nhẹ trên môi sẽ khiến các em tự tin hơn rất nhiều, hoặc chỉ cần mái tóc được uốn xoăn nhẹ cũng có thể khiến các em cảm thấy mình rất xinh xắn. Và từ đó làm các em tự nhiên phát biểu, hòa đồng với bạn bè. Những nhà làm giáo dục, mỗi nhà trường cần phải suy nghĩ về điều này.

+ Theo bà, đ thay đi sao cho phù hp, ni quy trưng hc cn bt đu t đâu?

– Theo tôi, nội quy trường học do chính nhà trường đặt ra, do vậy để thay đổi được thì trước hết người làm quản lý ở mỗi cơ sở giáo dục phải thay đổi tư duy. Thay đổi từ tư duy truyền thống sang tư duy 4.0, tư duy chuyển đổi số. Chỉ khi thay đổi tư duy theo hướng giáo dục tích cực, kỷ luật tích cực… thì mới thực sự có những trường học hạnh phúc. Tất nhiên, sự thay đổi, điều chỉnh về nội quy cũng cần có sự phù hợp với điều kiện học sinh của trường, phù hợp với bối cảnh xã hội, điều kiện kinh tế – xã hội, địa bàn, phù hợp với đặc thù học sinh nhà trường và nhất là phải xuất phát từ nguyện vọng học sinh.

Xung đt thy trò xut phát t “yêu thương chưa đúng cách”

+ Vì sao ngày càng xut hin nhiu s xung đt trong trưng hc, thưa bà?

– Các xung đột thầy trò thường bắt đầu từ cách tiếp cận của thầy cô trước các tình huống với học sinh là không phù hợp. Bản chất trong hầu hết các tình huống thì luôn xuất phát từ tình yêu thương của thầy cô đối với học sinh. Thế nhưng, trong khoảnh khắc đó, thầy cô lại không thể kiểm soát được hành vi của mình, do thầy cô thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc hoặc sức khỏe tâm thần của mình đang có vấn đề, đang có lo âu, căng thẳng mà không biết cách kiểm soát nên dẫn đến hành vi thiếu kiềm chế với học sinh. Đây là vấn đề mà giáo viên trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục và nhất là sau dịch Covid-19 hay gặp phải. Đôi khi sức khỏe tâm thần của thầy cô đang trong giai đoạn không ổn. Ngoài những áp lực về đời sống cá nhân, áp lực trong công việc thì đó còn là những áp lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, khiến thầy cô đôi khi không kiểm soát được hành vi của mình với học sinh. Một trong những nguyên nhân nữa đó là thầy cô chưa biết cách cảm hóa học sinh. Bản thân giáo viên muốn cảm hóa học sinh, muốn làm những điều tốt đẹp cho học sinh nhưng lại chưa biết cách.

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể trở thành một giáo viên giỏi, cảm hóa được học sinh thì trước hết thầy cô phải hiểu được đặc điểm tâm lý của học sinh để đặt mình vào vị trí các em, từ đó tiếp cận tình huống một cách phù hợp. Tức là giáo viên không áp đặt, không nêu quan điểm rằng: Em làm như vậy là vi phạm nội quy, làm như vậy là sai. Và đặc biệt là sẽ không có những hành động đánh vào lòng tự trọng của trẻ vị thành niên như bêu rếu các em trước lớp hoặc là cảnh cáo nhiều lần. Như vậy, các em sẽ cảm thấy không được tôn trọng, càng củng cố thêm suy nghĩ tiêu cực và những hành động tiêu cực của trẻ vị thành niên.

Hiện nay, ngoài nghiệp vụ, năng lực sư phạm, mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, có những kỹ năng về quản lý lớp học tích cực; kỹ năng ứng xử, thuyết phục học sinh; kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh… Đây là những kỹ năng mềm giúp thầy cô xử lý những khủng hoảng liên quan đến học sinh.

Cuối cùng, để giáo dục một học sinh thì không chỉ có vai trò của nhà trường mà hơn hết cần đến vai trò của gia đình. Hiện nay lại đang xuất hiện quan điểm rằng “con hư tại nhà trường, tại thầy cô”, rất nhiều phụ huynh có tâm lý giao con cho nhà trường, quên đi vai trò của mình trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục, uốn nắn con. Nhiều phụ huynh sau khi đi làm, về nhà cũng cầm điện thoại lướt TikTok, Facebook, xem ti vi, làm việc cá nhân mà không dành thời gian lắng nghe, trò chuyện với con. Với mỗi học sinh, lời tư vấn của ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng.

+ Xin cảm ơn bà!

Yến Hoa (thc hin)

Bình luận (0)