Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Định hướng nghề nghiệp từ văn chương

Tạp Chí Giáo Dục

Hc văn đ làm gì? Theo đui văn chương có tìm đưc vic làm hay không?… Rt nhiu câu hi đã đưc gii đáp tha đáng trong d án “Văn hc và ngh nghip” do Trưng THPT Lê Thánh Tôn (Q.7, TP.HCM) thc hin.

Hai hc sinh báo cáo sn phm mà nhóm thc hin trong d án

Năm mảng nghề liên quan đến bộ môn văn đã được trình làng tại buổi báo cáo dự án do học sinh cùng giáo viên Tổ ngữ văn Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức mới đây đã trở thành ngày hội lớn về nghề nghiệp cho những học sinh bén duyên với bộ môn văn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thp sáng con đưng lp thân

Theo cô Phạm Thị Nga (Trưởng bộ môn ngữ văn Trường THPT Lê Thánh Tôn), có rất nhiều sự lựa chọn khi học sinh lấy văn chương làm con đường nghề nghiệp cho tương lai như du lịch, giáo viên dạy văn, báo chí, điện ảnh và tổ chức sự kiện – là những nghề đã được cô và trò quyết định đưa vào dự án.

Để có một hành trình trải nghiệm nghề du lịch, nhóm của Nhã Phương và Thanh Nhã (lớp 11A11) đã chọn tour khám phá vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của bãi biển Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) trong 2 ngày 1 đêm. Vượt qua những vướng mắc lo lắng của phụ huynh, cuối cùng nhóm đã có thêm bài học trưởng thành từ một chuyến đi xa mà các em là những chủ thể chiến thắng những thử thách mới. Đó cũng là khó khăn của nhóm đeo đuổi nghề dạy học khi lần đầu soạn giáo án, giờ dạy đầu tiên hồi hộp bước lên bục giảng. Nhờ tham gia trải nghiệm vào các tiết học mà 3 thành viên trong nhóm đã hiểu hết những nhọc nhằn và càng trân quý nghề dạy học hơn.

Giống như Hoàng Nhi (lớp 11A1), nhiều học sinh cứ nghĩ làm báo là nghề đơn giản với nhiều hào quang khi trở thành một phóng viên đi tác nghiệp. Thế nhưng, khi trở thành một nhà báo trong dự án, các em mới hiểu được hết những phẩm chất phải tự hoàn thiện mình của “người cày chữ” trong mảng thông tấn và cảm nhận sâu sắc thêm quy trình làm một sản phẩm báo chí hoàn thiện. Điện ảnh là nhóm có nhiều học sinh đam mê nên những bộ phim mà các em đã hoàn thành thật sự là một sản phẩm hoàn chỉnh về ý tưởng qua các khâu thực hiện. Các trailer, poster của 4 bộ phim Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo hồi kết, Hồn Trương Ba – da hàng thịt và Huấn Cao được trình chiếu là những minh chứng về niềm đam mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy mà các em từng ấp ủ.  

Ngoài những báo cáo bằng video clip, dự án thật sự gây ấn tượng người xem bằng những tiết mục văn nghệ đặc sắc về điệu múa xòe vùng Tây Bắc, ca khúc Sóng do các em phổ nhạc từ thơ Xuân Quỳnh đã học trong chương trình. Công phu hơn là quán cà phê Khởi nghiệp được dựng ngay trước cổng, ai bước chân vào cũng trầm trồ và ngỡ ngàng vì đậm đặc không gian vùng núi rừng Tây Bắc qua cảnh ruộng bậc thang, đụm rơm vàng, trang phục người phục vụ và ấn phẩm báo chí Nguồn sáng tháng 3 do các em tự xuất bản.

t qua chính mình đ khng đnh bn thân

Dự án “Văn học và nghề nghiệp” thực hiện trong một thời gian dài với không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây là cơ hội để học sinh toàn trường có thêm phương pháp học tập mới. Những ước mơ tươi xanh của các em dù chưa biến thành hiện thực nhưng đã bắt đầu có một hình hài rõ nét trên con đường đi tới tương lai. Dự án cũng là câu trả lời thiết thực nhất về tình trạng hiện nay một bộ phận học sinh còn chán học môn văn, coi nhẹ các môn khoa học xã hội hoặc chỉ biết thụ động đi theo định hướng của người khác. Trong không gian rộng mở đầy sức sáng tạo, dự án đã mang đến một cơ hội lớn và không ít thách thức để các em dấn thân. Cùng với giáo viên bộ môn, nhiều phụ huynh từng đồng hành với dự án rất vui mừng vì các em đã vượt qua được những thách thức đó với sự kiên trì và nhẫn nại. Điểm nhấn của dự án cũng dừng lại ở từng trang viết cảm động về tình mẫu tử để ca ngợi đức hy sinh thầm lặng của những người mẹ suốt đời vì sự khôn lớn và trưởng thành của những đứa con. Một lần nữa những câu chuyện về mẹ lại muốn nhắc nhở mọi người biết sửa sai vì có đôi lúc làm cho mẹ buồn lòng. Các em đã tự vượt qua bản thân, khắc phục những hạn chế để tự tin hơn ở chặng đường phía trước. Có thể coi đây là những quả ngọt đầu mùa mà các thầy cô trong Tổ ngữ văn, đặc biệt là cô Phạm Thị Nga và cô Nguyễn Thị Như Trang đã bỏ ra nhiều công sức làm nên dự án lớn. Và dự án càng có ý nghĩa hơn khi toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành ấn phẩm Nguồn sáng tháng 3 dành xây dựng tủ sách chung cho học sinh trong trường.

Không gian quán cà phê Khi nghip mang nét văn hóa Tây Bc t tác phm V chng A Ph

Tham gia buổi báo cáo, giáo viên 22 trường trong cụm chuyên môn 2 như được hòa mình vào những việc làm và kết quả mà thầy trò Trường THPT Lê Thánh Tôn thực hiện trong 5 tháng. Dự án cũng ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích từ khách mời đến từ Trường CĐ Phát thanh và Truyền hình II. Thầy Phan Hường (Hiệu trưởng nhà trường) đánh giá cao sự nỗ lực của thầy trò tham gia dự án, đã vượt được những khó khăn ban đầu để mang lại thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học. “Dự án mở ra một cơ hội lớn giúp học sinh có thêm trải nghiệm và đưa ra định hướng trên con đường lập nghiệp trong tương lai, để những ước mơ và hoài bão của các em được chắp cánh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông”, thầy Phan Hường nhìn nhận.

Phan Ngc Quang

 

Bình luận (0)