Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chuyển đổi số trong ngành y tế: Các bệnh viện khó “tự thân vận động”

Tạp Chí Giáo Dục

T nhiu năm nay các cơ s y tế trên đa bàn TP.HCM đã mnh dn chuyn đi s (CĐS) trong hot đng khám cha bnh. Qua đó đem li nhiu tin li cho ngưi bnh. Tuy nhiên, vì rt nhiu lý do nên hin ti các bnh vin (BV) vn ch yếu “t thân vn đng”…


ng dng AI trong đc kết qu phim X-quang phi ti xã đo Thnh An, huyn Cn Gi

S cơ s chuyn đi s còn ít

Ứng dụng Teleconsultation đang được triển khai tại Trạm y tế phường 22 quận Bình Thạnh theo nguyên lý y học gia đình đã kết nối bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm với bác sĩ chuyên khoa tại các BV tuyến cuối. Đây được xem là một công cụ nâng cao năng lực khám, chữa bệnh tại trạm.

Tại Gò Vấp, năm 2020, Trung tâm Y tế quận bắt đầu triển khai công tác khám chữa bệnh từ xa tại 5 trạm y tế phường và cũng đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, theo BS Lê Thanh Quyết – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận, công tác khám chữa bệnh từ xa vẫn gặp không ít khó khăn khi chưa được bảo hiểm thanh toán cho người bệnh.

“Chúng tôi mong Sở Y tế hỗ trợ can thiệp để bảo hiểm chi trả cho người dân khi khám chữa bệnh từ xa. Ngoài ra, với ý nghĩa của mô hình này cần nhân rộng đến các phường trên địa bàn quận để nhiều người dân được hưởng lợi”, BS Quyết đề xuất.

Thời gian qua BV Bình Dân cũng đạt nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nhờ quá trình CĐS. CĐS giúp ban lãnh đạo quản lý nhân sự, tài chính, dược, trang thiết bị, vật tư, cơ cấu mô hình bệnh tật, hoạt động khám chữa bệnh hiệu quả. Mặt khác, nâng cao chất lượng an toàn khám, điều trị; tiết kiệm thời gian, tăng sự hài lòng của bệnh nhân; hạn chế sự nhầm lẫn người bệnh trong thực hiện y lệnh lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả…

BS.CKII Lương Thanh Tùng – Phó Giám đốc BV – cho biết: “Hệ thống lấy số thứ tự trung tâm, thẻ thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống tin nhắn giúp người bệnh giảm thời gian chờ đợi các bước thực hiện và nhận kết quả. Ngoài ra, CĐS còn giúp BV Bình Dân giảm áp lực điều phối trong khám bệnh; tiết kiệm nhân sự; liên thông, chia sẻ dữ liệu với bảo hiểm, các BV khác về thông tin, chi phí, tóm tắt bệnh án…”.

Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng theo BS Tùng, BV vẫn gặp một số khó khăn. Dù CĐS nhưng hành lang pháp lý vẫn trên giấy nên BV phải in ra giấy. Đáng quan ngại hơn là hạ tầng chưa đáp ứng để bảo mật an toàn thông tin, trong khi đó đầu tư hạ tầng CNTT vướng thủ tục đầu tư công; khó tuyển nhân sự…

Để CĐS đạt hiệu quả hơn, BS Tùng cho rằng cần có sự hoàn thiện các hành lang pháp lý. Các BV cần được hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng CNTT, nâng cấp hạ tầng hiện có; đồng thời cần được xây dựng trung tâm Datacenter nhằm bảo mật an ninh mạng.

Sm hình thành cơ s d liu chung ca ngành y tế

Nói rõ thêm về những khó khăn các cơ sở y tế đang gặp phải, BS Nguyễn Anh Dũng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết, hạ tầng hiện nay chưa thống nhất “ngôn ngữ dùng chung” khi xây dựng các phần mềm ứng dụng, dữ liệu giữa các BV và các cơ sở y tế không tương thích do đã xây dựng triển khai từ nhiều thập niên trước. Mặt khác, chi phí đầu tư chưa được tính vào cơ cấu viện phí, trong khi hầu hết các BV đã thực hiện tự chủ tài chính dẫn đến việc đầu tư mới và tái đầu tư trong quá trình vận hành hệ thống CNTT còn nhiều khó khăn. Thời gian thực hiện các dự án đầu tư công cho CNTT kéo dài do thủ tục đầu tư phức tạp.

Nguồn nhân lực tuy có trình độ CNTT nhưng lại không am hiểu về quy trình, nghiệp vụ hay chuyên môn đặc thù y khoa từ đó dẫn đến việc chuyển đổi ngôn ngữ nghiệp vụ, chuyên môn sang ngôn ngữ số gặp khó khăn. Hầu hết các quy trình, quy định trong cơ sở y tế hiện nay phục vụ cho công việc là trên cơ sở giấy, chữ ký truyền thống.

BS Dũng nhấn mạnh, thời gian qua, ngành y tế TP đã triển khai nhiều ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, bước đầu mang lại nhiều tiện ích. Đơn cử, hầu hết các BV công lập và 1/3 BV ngoài công lập triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; 18/51 BV công lập triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa; 11/51 BV công lập triển khai lộ trình áp dụng bệnh án điện tử.

Bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại một số đơn vị đạt kết quả cao. Như BV Bình Dân triển khai phẫu thuật Robot ngoại tổng quát Da Vinci; BV Nhân dân 115 ứng dụng AI RAPID trong chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị can thiệp lấy huyết khối điều trị nhồi máu não cho người bệnh; thử nghiệm “Hệ thống điều hành thông minh” tại Trung tâm cấp cứu 115; Ứng dụng AI trong đọc kết quả phim X-quang phổi tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu CĐS của ngành y tế, BS Dũng cho rằng cần có sự hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng CNTT cho các cơ sở y tế. Sớm hình thành cơ sở dữ liệu chung của ngành y tế, cũng như sự kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý y tế ở các địa phương với hệ thống dữ liệu y tế quốc gia. Đồng thời, cần hoàn thiện và đồng bộ hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động CĐS y tế trên phương diện quốc gia, đặc biệt quy định pháp lý việc lưu trữ và khai thác hồ sơ, bệnh án trên môi trường điện tử…

Bà Trương Lê Mỹ Ngọc – Phó Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP.HCM – nhấn mạnh: “CĐS phải là một cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc nhằm khai thác tối đa sức mạnh của đổi mới và công nghệ. CĐS hướng đến bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ để người dân được phục vụ với chất lượng tốt nhất”.

Theo đó, bà Ngọc đề nghị, ngành y tế tập trung hoàn thiện những giải pháp và ứng dụng đang thực hiện tại đơn vị; rà soát thực trạng, kiến nghị để hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…

Minh Phương

Bình luận (0)