Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

CĐ được tuyển học sinh THCS: Trường trung cấp sẽ “sống dở, chết dở”

Tạp Chí Giáo Dục

Lãnh đo các trưng trung cp (TC) lo ngi công tác tuyn sinh trưc gi đã khó nay s càng khó hơn khi năm 2019, các trưng CĐ đưc phép tuyn hc sinh tt nghip THCS.

Theo TS. Trương Anh Dũng (Phó Tng cc trưng Tng cc Giáo dc ngh nghip, B LĐ-TB&XH), trưng CĐ tuyn sinh và đào to hc sinh sau THCS là phù hp vi xu thế. Trong nh: Hc sinh mt trưng TC trong gi hc thc hành

Phá v mc tiêu phân lung

Đó là khẳng định của ThS. Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách Khoa TP.HCM). Ông Sáng cho rằng việc các trường CĐ được phép tuyển học sinh sau THCS là đi ngược với chính sách phân luồng học sinh mà chúng ta đã và đang nỗ thực thực hiện. Mục đích của phân luồng là để người lao động có tay nghề sớm tham gia thị trường lao động, tạo công ăn việc làm phù hợp với điều kiện thực tế. Ở một số ngành nghề, người học không cần phải hoàn tất chương trình văn hóa nhưng vẫn đảm bảo trình độ tay nghề và kỹ năng để làm việc. Học sinh THCS vào học CĐ cũng phải mất đến 5 năm thì mới có thể tham gia thị trường lao động, như vậy mục đích của phân luồng sẽ không còn nữa.

“Nếu như chính sách phân luồng chỉ để tuyển sinh thì không ổn. Cá nhân tôi không ủng hộ chủ trương này bởi vì những học sinh có học lực yếu kém thì có vào CĐ cũng chưa chắc học được. Vì vậy, bản thân người học phải cân nhắc kỹ. Lâu nay tâm lý chuộng bằng cấp ĐH hơn CĐ, CĐ hơn TC, nhưng hiện nay tâm lý sính bằng cấp giảm nhiều mà thực chất người học luôn đặt câu hỏi: bao giờ đi làm, ra trường có việc làm hay không?”, ông Sáng nêu quan điểm.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM khuyên: Muốn có bằng ĐH hay CĐ thì học TC trước cũng là một cách để tiết kiệm thời gian và chi phí. Hơn nữa, khi có bằng TC việc học liên thông lên các trình độ cao sẽ thuận lợi hơn nếu học CĐ hay ĐH từ đầu vì lúc này các em đã có tay nghề, chỉ là học nâng cao, bổ sung lý thuyết… “Một người học CĐ mất 5 năm mới ra trường, nhưng học TC thì chỉ mất có 3 năm. Như vậy, so với 5 năm học CĐ thì học TC đã có 2 năm kinh nghiệm thực tế, nếu đã được đi làm. Đây cũng là lý do mà Hội đồng Giáo dục quốc gia đã xây dựng chính sách phân luồng học sinh sau trung học”, vị Hiệu trưởng này dẫn chứng.

Tương tự, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cũng lo lắng vì mục tiêu phân luồng lâu nay đã khó đạt kết quả, nay lại càng khó hơn khi học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học CĐ thì có thể đăng ký xét tuyển. Thêm nữa, cái khó nhất là các trường TC tuyển sinh èo uột nay có nguy cơ dẫn đến phá sản bởi người học chọn trường CĐ chứ không ai chọn TC. Lúc này, trường TC chẳng khác nào trung tâm dạy nghề nếu không muốn nói là “sống dở, chết dở”.

Bà Thủy khẳng định: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ sơ cấp và TC ở một số ngành nghề với mức lương khởi điểm từ 6 triệu đồng/tháng trở lên. Nhu cầu này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức học của học sinh sau THCS”.

Gim dn sng trưng TC?

TS. Nguyễn Phan Hòa (nguyên Hiệu trưởng TC Nhân Đạo) thừa nhận được vào học CĐ khi chỉ có bằng tốt nghiệp THCS thì học sinh (cả phụ huynh) vẫn thích hơn là vào trường TC. Nếu học sinh THCS học TC ra trường thì cũng chỉ mới 17 tuổi, doanh nghiệp ngại tuyển dụng. Việc định hướng sang học CĐ để ra trường các em chững chạc hơn, đây cũng là cách phân luồng hiệu quả.

Ở góc nhìn khác, ông Hòa đánh giá: Thông tư 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7-3-2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 7-3-2017 quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ TC-CĐ cũng là một hướng quy hoạch trường nghề của Bộ LĐ-TB&XH. “Theo tôi hiểu, đây là hướng giảm dần số trường TC, tập trung xây dựng hệ thống trường CĐ. Trước đây, chủ trương phân luồng của Nhà nước là học sinh có các ngã rẽ sau THCS như vào THPT hoặc trường TC thì bây giờ, hoặc là trường THPT hoặc vào CĐ nghề. Với chủ trương này, về sau các trường TC sẽ khó khăn hơn trong tuyển sinh, vì vậy để tồn tại phải liên kết với trường CĐ để học sinh học xong có thể liên thông lên CĐ và ĐH, phù hợp với xu thế mới”, ông Hòa chia sẻ.

Hc sinh tt nghip THCS có nguyn vng hc trình đ CĐ cũng có th đăng ký d tuyn vào giáo dc ngh nghip. Tuy nhiên, trong quá trình hc phi hoàn thành chương trình THPT theo quy đnh ca B GD-ĐT. Đây là đim mi trong tuyn sinh giáo dc ngh nghip theo quy đnh ca B LĐ-TB&XH ti Thông tư s 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7-3-2019 v vic sa đi, b sung mt s điu ca Thông tư s 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2-3-2017 quy đnh quy chế tuyn sinh và xác đnh ch tiêu tuyn sinh trình đ TC, CĐ.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận thực tế con số cử nhân, kỹ sư ra trường chưa tìm được việc làm hoặc làm trái ngành nghề khá cao. Bên cạnh đó cũng có không ít người có việc làm nhưng không thể phát triển nghề nghiệp của mình bởi chưa có kỹ năng, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của doanh nghiệp và phải đào tạo lại.

Từ thực tế đó, gần đây Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã khuyến khích các trường đào tạo chương trình CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS. Ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đức…, mô hình đào tạo 9+ rất phát triển, họ phân luồng học sinh ngay từ lớp 9 và có nhiều loại hình trường vừa đào tạo văn hóa vừa đào tạo nghề cho đến 18 tuổi. Lúc này, học sinh có thể học lên ĐH hoặc ĐH ứng dụng… “Các trường CĐ tuyển sinh và đào tạo học sinh sau THCS là phù hợp với xu thế, khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ lâu nay”, ông Dũng khẳng định.

T.Anh

 

Bình luận (0)