Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Phòng ngừa bệnh dại mùa nóng

Tạp Chí Giáo Dục

Hng năm, bnh di thưng tăng cao vào mùa nng nóng vi đnh đim vào khong tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, tình trng t vong vì b chó di cn đang din biến phc tp mt s đa phương khiến ngưi dân lo ngi. Riêng TP.HCM, sng ngưi tiêm nga bnh di cũng tăng cao k t đu năm.

Các h dân cn tiêm phòng đnh k cho chó, mèo và qun lý đàn chó nuôi  cht ch nht là vào mùa nng nóng

T vong vì không tiêm nga

Đó là trường hợp của anh B.V.T (32 tuổi, ngụ xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình), vừa tử vong vì bệnh dại vào ngày 2-4 vừa qua. Một ngày sau khi anh T. qua đời, con trai anh cũng tử vong tại nhà thầy lang tại Sơn Tây (Hà Nội). Được biết cả hai cha con anh T. đều bị chó nhà nuôi cắn vào ngày 6-2 (mùng 2 Tết). Vụ việc xảy ra khi anh T. đột nhiên bị chó cắn chảy máu tay, lo chó cắn thêm người khác nên anh bắt xích lại thì lại bị cắn lần nữa. Sau đó con chó này tiếp tục cắn vợ và hai con của anh T. Lúc đó gia đình anh T. không xử lý vết thương, cũng không đi tiêm vắc-xin kháng dại. Đến ngày 31-3, anh T. trở nặng với các triệu chứng khó thở, sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần hoảng loạn, nhịp thở yếu nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tuy được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng anh T. không qua khỏi.

Trường hợp bị chó cắn hàng loạt cũng đã từng xảy ra, nhưng do được tiêm ngừa nên các “nạn nhân” đã được đảm bảo an toàn tính mạng. Tiêu biểu như trường hợp của 12 em học sinh Trường Tiểu học Ninh Xuân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình), trong giờ ra chơi vào lúc 9 giờ ngày 7-1, nhóm học sinh thấy một con chó kiểng chạy trong sân trường nên đã trêu đùa. Hậu quả là cả nhóm đã bị chó cắn vào mông và chân. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, nhóm học sinh đã được nhân viên phòng y tế vệ sinh vết thương và được đưa đi tiêm phòng bệnh dại vào buổi chiều cùng ngày.

Nói về tình hình tiêm phòng bệnh dại ở TP.HCM, ông Nguyễn Văn Dũng (Trưởng phòng Chăn nuôi – dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và thú y TP) đã trích dẫn số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP với hơn 9.680 trường hợp tiêm ngừa bệnh dại do chó, mèo cắn trong hai tháng đầu năm 2019. Điều đáng nói là trong số đó có hơn 1.300 người bị chó, mèo cắn với mức độ vết thương nặng (độ 3) và 475 người bị chó thả rông hoặc khi đang lên cơn dại cắn gây thương tích ở chân tay, đầu, mặt hoặc cổ. Ông Dũng lưu ý, tình trạng tử vong do bị bệnh dại cũng đã từng xảy ra 2 trường hợp ở TP.HCM vào năm 2012 (tại quận 12) và 2017 (tại quận Gò Vấp) do không tiêm ngừa sau khi bị chó cắn.

Nguy cơ cao do qun lý chó nuôi chưa tt

Tại Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2019, Cục Thú y cho biết, trong năm 2018 cả nước có 86 trường hợp tử vong do bệnh dại trên địa bàn 26 tỉnh thành (tăng 12% so với năm 2017). Trong số các tỉnh thành có trường hợp tử vong do bệnh dại, thì 3 tỉnh gồm Cà Mau, Bắc Kạn và Lào Cai là những địa phương có ổ dịch với hơn 400 ngàn người bị chó, mèo cắn được điều trị dự phòng. Đa phần các trường hợp tử vong do bệnh dại thường tập trung ở vùng nông thôn, có thói quen nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc-xin cho đàn chó, kiến thức về phòng ngừa bệnh dại còn nhiều hạn chế. Dự báo về tình hình dịch bệnh năm 2019, Cục Thú y cảnh báo nguy cơ bệnh dại trong thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp và có khả năng tăng cao do công tác quản lý đàn chó nuôi ở nhiều địa phương chưa được làm tốt. Bằng chứng là có đến 18 tỉnh thành trong cả nước chưa có số liệu báo cáo về số hộ nuôi chó, số lượng tổng đàn chó để phục vụ cho công tác tiêm phòng. Từ đó có thể khẳng định rằng tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó ở những địa phương này còn rất thấp.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng, đỉnh điểm vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Để phòng ngừa bệnh dại trên phạm vi cả nước, các hộ dân cần tiêm phòng định kỳ cho chó, mèo; không thả rông vật nuôi hoặc phải đeo rọ mõm mỗi khi cho vật nuôi ra đường. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh dại, tuy nhiên có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Trong trường hợp bị chó, mèo cắn, Cục Y tế dự phòng lưu ý bệnh nhân tuyệt đối không đến thầy lang chữa bệnh và không điều trị bằng thuốc nam.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu, nước ta hiện có 2 loại vắc-xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vắc-xin Verorab (do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất) và vắc-xin Abhayrab (do Công ty  Human Biologigical Institute, Ấn Độ sản xuất). Trong toàn quốc có khoảng 700 điểm tiêm chủng có tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Trước dự báo nhu cầu tiêm phòng dại gia tăng trong các tháng hè, “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên người” khuyến cáo các điểm tiêm phòng dại cần tăng cường sử dụng phác đồ tiêm trong da, thay thế phác đồ tiêm bắp tay nhằm tiết kiệm nguồn vắc-xin và gia tăng số lượng người được tiêm.

Vũ Phương

 

Bình luận (0)