Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Học nghề dễ tìm việc, lương cao

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh pha chế, đu bếp là nhng ngh đang có nhu cu tuyn dng nhiu sau thi gian dài b nh hưng trc tiếp bi dch Covid-19.


Hc viên ngh pha chế ti mt cơ s đào to bếp và pha chế

1. Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thành Toàn (ngụ TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đủ điểm xét tuyển vào một số ngành được cho là thời thượng tại nhiều trường đại học, thế nhưng, Toàn quyết định đi học… nghề bếp. Chuyện học trường nghề hay trường đại học, gia đình tôn trọng quyết định của Toàn; tuy nhiên lại trở thành chuyện lớn khi ba mẹ hay tin Toàn theo học nghề bếp. Ba mẹ Toàn bằng mọi cách ngăn cản, hướng con theo học nghề khác để tương lai sáng sủa hơn nhưng không lay chuyển được ý định của con. Sau gần hai năm vừa học vừa làm thêm, Toàn tốt nghiệp với tấm bằng bếp Á loại giỏi. Trước đó, trong thời gian còn thực tập, Toàn được nhận vào làm phụ bếp trong một cụm nhà hàng, khách sạn lớn ở quận Tân Bình (TP.HCM) với mức lương 12 triệu đồng/tháng. Không dừng lại ở đó, Toàn còn dành thời gian để học thêm nghề bánh với mong muốn tìm thêm việc bán thời gian, vừa tăng thu nhập vừa trau dồi kinh nghiệm. Từ kiến thức đã học cộng với kinh nghiệm thực tế sau hai năm làm việc, Toàn mạnh dạn ứng tuyển vị trí bếp bánh tại một khách sạn lớn ở TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Có được công việc ổn định với mức lương bao người ao ước nhưng Toàn lại quyết định chuyển về TP.Vũng Tàu vừa làm việc cho một khách sạn vừa khởi nghiệp nghề bánh tại nhà. Toàn cho biết, nghề bếp dễ xin việc nhưng cũng dễ tự tạo việc làm. Theo đó, ngoài thời gian làm ở khách sạn, Toàn còn làm bánh theo đơn đặt hàng của các gia đình, quán ăn và mở cửa hàng nhỏ để giới thiệu sản phẩm. “Nghề nào cũng có cái sướng, cái khổ riêng, miễn chúng ta có chút đam mê, tận tâm với nó thì sẽ vượt qua, sẽ thành công chứ không nhất thiết phải học trường này, trường kia. Mục đích cuối cùng của việc học là có việc làm, có thu nhập chứ không phải học là để lấy tấm bằng”, Toàn chiêm nghiệm.

Một gương mặt trẻ trong làng bếp tại TP.HCM đang được nhiều nhà hàng săn đón là Nguyễn Ngọc Anh Thư (ngụ quận 7, TP.HCM). Đến với nghề bếp với Thư là duyên chứ không hề có sự lựa chọn trước. Thư cho biết từng theo học đến đầu năm 2 ở một trường đại học thì biến cố gia đình ập đến khiến bao dự định của bản thân dở dang. Kinh tế gia đình tuột dốc, mẹ thì lâm bệnh khiến hai chị em phải tạm dừng việc học để tập trung lo cho gia đình. Theo đó, Thư xin vào làm nhân viên phục vụ tại một cửa hàng ăn uống ở trung tâm quận 1 (TP.HCM). Biết hoàn cảnh đáng thương cộng với tính chịu khó, ham học hỏi, Thư được chủ quán cho đi học nấu ăn tại Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigon Tourist. Vừa học, vừa thực hành ở trường và các nhà hàng trực thuộc hệ thống Saigon Tourist đã cho Thư nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề. Sau hơn 7 năm theo nghề, hiện tại Thư đang là bếp chính của một hệ thống nhà hàng – khách sạn tại TP.HCM với mức thu nhập 55 triệu đồng/tháng.


Nguyn Thành Toàn khi nghip vi ngh bánh

2. Ông Nguyễn Thanh Hòa (đại diện một chuỗi cửa hàng ăn uống tại quận 5, TP.HCM) cho biết, thời gian dịch bệnh kéo dài, nghề pha chế, đầu bếp bị ảnh hưởng trực tiếp, lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, khi thành phố mở cửa hoạt động bình thường thì lại không dễ kiếm lao động do nhiều người đã thay đổi công việc dẫn đến nguồn lao động thiếu hụt nghiêm trọng. “Thời gian đầu sau khi thành phố mở cửa trở lại, chuỗi cửa hàng của tôi vì thiếu người làm nên có quán nhân viên phục vụ kiêm luôn công việc pha chế, giữ xe và cả bảo trì…”, ông Hòa nói.

Ông Nguyễn Quốc Y (Phó Chủ tịch Hội đầu bếp Việt Nam) khẳng định, học nghề bếp không khó và hiện là xu hướng của người trẻ. Nói nghề bếp thì chung chung nhưng nếu có chút năng khiếu, chút đam mê và chịu khó thì người học có thể chọn bếp Âu, Á, Hoa… hoặc học nấu một món nào đó như phở, hủ tíu, bún bò… “Trong các nghề, nghề bếp có nhiều cơ hội để khởi nghiệp và sống khỏe với nghề”, ông Y nhìn nhận. Trong khi đó, chuyên gia ẩm thực Phạm Vân Loan cho biết, nếu như trước đây, phần lớn người làm bếp có tay nghề phải qua thời gian tìm tòi, học hỏi chứ không được đào tạo bài bản. Còn hiện nay được đào tạo bài bản qua trường lớp không chỉ thuận lợi hơn trong tìm việc, mở cửa hàng ăn uống mà còn có cơ hội thăng tiến, cạnh tranh trong thị trường lao động và hơn hết là mức lương cao. “Vẫn còn không ít người chưa thật sự coi trọng nghề bếp, thậm chí chưa hiểu gì về nghề này. Nghề bếp không chỉ dừng lại ở việc làm bếp mà còn có cơ hội trở thành chủ, người thầy dạy nghề trong tương lai nếu biết phát huy năng lực, sở thích của mình”, bà Loan chia sẻ.

Pha chế cũng là một nghề trong nhóm nghề dịch vụ nhà hàng, khách sạn thu hút lao động, đặc biệt là sau dịch Covid-19. Ghi nhận tại các trường, trung tâm đào tạo nhân lực nhà hàng, khách sạn thì những năm gần đây, người trẻ theo học nghề pha chế rất đông nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. ThS. Nguyễn Thùy Linh (giáo viên dạy nghề pha chế) cho biết, trước đây, có khi hai tháng mới chiêu sinh đủ học viên để mở lớp thì nay tuần nào cũng có lớp mới. “Thời gian học ngắn, học phí thấp, dễ tìm việc, lương thì chẳng thua kém ngành nghề nào, đó là lý do nhiều người theo học nghề pha chế. Một nhân viên pha chế làm việc ở một quán cà phê bình thường cũng đã 8 triệu đồng/tháng. Nếu có vốn ngoại ngữ khá, kỹ năng nghề tốt được tuyển chọn vào làm việc ở các bar, khách sạn sẽ được trả với mức lương khởi điểm không dưới 1.000 USD/tháng. Cũng như nghề bếp, nghề pha chế có cơ hội việc làm rất lớn không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Hiện tại các công ty tuyển dụng, đào tạo và cung ứng lao động nghề bếp, nghề pha chế “săn” lao động làm việc dài hạn trên tàu du lịch, du thuyền quốc tế với mức lương lên đến 100 triệu đồng/tháng”, bà Linh chia sẻ.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)