Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Hành trình tìm lại… dáng đi

Tạp Chí Giáo Dục

B d tt chân khoèo t nh khiến em Cao Lưu Tưng Vy (hc sinh lp 7/2 Trưng THCS Lc Hng, Q.10, TP.HCM) không th chy nhy vui chơi như bn bè cùng trang la. Thế nhưng, nh lòng quyết tâm cùng s đng hành ca gia đình, Tưng Vy đã hi phc đôi chân và tìm li dáng đi như ngưi bình thưng.


Cao Lưu Tưng Vy là hc sinh gii, tích cc hot đng phong trào  trưng, lp

C tui thơ phi đeo np

Khi gặp Tường Vy, tôi hoàn toàn không phát hiện ra điểm bất thường nào từ đôi chân của em cho đến khi bà Lưu Thị Ánh (mẹ của Tường Vy) cho xem một xấp giấy tờ về quá trình điều trị đôi chân của con mình. Để có dáng đi bình thường như bây giờ, Tường Vy phải trải qua một hành trình đầy gian nan, thử thách mà nếu không có sự nỗ lực và cố gắng của chính bản thân cũng như gia đình thì có lẽ em không được như thế.

Không ngần ngại khi chia sẻ về khiếm khuyết của con, bà Ánh cho biết từ lúc mới lọt lòng, Tường Vy đã có đôi chân không được bình thường. Lúc đó bác sĩ nói Tường Vy bị dị tật khoèo chân. “Khi biết vậy, tôi cũng hụt hẫng, nhưng bác sĩ nói, nếu được điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi lại đôi chân cho cháu rất cao. Thế là hai mẹ con bắt đầu bước vào hành trình “tìm lại đôi chân” suốt nhiều năm ròng rã”, bà Ánh kể lại. Thay vì được nằm e ấp trong lòng mẹ để bú những dòng sữa ngọt ngào như bao đứa trẻ sơ sinh khác thì Tường Vy phải nằm trong phòng mổ khi mới 3 ngày tuổi. Tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó, nhưng không, sau ca phẫu thuật, cô bé còn phải đối mặt với chuỗi ngày dài bị bó bột ở chân và tập vật lý trị liệu. “Suốt 2 năm đầu, ngày nào Tường Vy cũng đến bệnh viện để tập vật lý trị liệu. Sau đó, mỗi tháng Tường Vy chỉ phải đến bệnh viện một lần, thời gian còn lại gia đình tự tập cho cháu tại nhà. Vì đôi chân bị dị tật nên mãi đến năm 2 tuổi Tường Vy mới biết đi. Lúc đó cả nhà vui mừng, hạnh phúc lắm vì tưởng đâu con bé không thể đi được”, bà Ánh chia sẻ. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu, Tường Vy lại phải tiếp tục bị đeo nẹp chân 24/24 giờ, khiến em không thể chạy nhảy như bạn bè cùng trang lứa. Không chỉ vậy, Tường Vy còn mắc chứng teo cơ làm chân em ngày càng nhỏ và xấu. “Lúc đó, ai chỉ đi đâu tôi cũng đưa cháu đi để chữa trị đôi chân chứ thấy cháu suốt ngày bị bó bột, đeo nẹp, tôi rất xót xa. Đó là giai đoạn vô cùng gian nan, vất vả!”, bà Ánh tâm sự.

Lên lớp 1, Tường Vy tiếp tục bước vào phòng phẫu thuật lần 2 để chỉnh hình cho đôi chân, lại bị bó bột và tập vật lý trị liệu. Hành trình “tìm lại đôi chân” cho Tường Vy có lúc tưởng chừng như không thể cố gắng được nữa, nhưng sau tất cả, chính bản thân Tường Vy lại làm động lực cho chính mình và người mẹ luôn khát khao con có đôi chân bình thường, khỏe mạnh như bao người khác. “Lúc đó em thấy hơi chạnh lòng vì ngoài kia bạn bè thỏa sức vui đùa, còn mình lại đi đứng khó khăn. Nhưng khi thấy mẹ lo lắng cho em, cả nhà ai cũng kỳ vọng em mau trở lại bình thường, thế là em lại có động lực cố gắng hơn nữa để “tìm lại đôi chân” cho chính mình”, Tường Vy bộc bạch.

Đối với bà Ánh, Tường Vy là một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng rất hiểu chuyện. Mắt em lúc nào cũng long lanh, miệng luôn tươi cười. “Mỗi lần hướng dẫn Tường Vy tập vật lý trị liệu, cháu rất siêng năng tập luyện. Đặc biệt, cháu rất mạnh mẽ và nghị lực”, bà Ánh tự hào nói về con.


ng Vy t tin chnh cùng m và em gái

Sự nỗ lực, cố gắng nào rồi cũng có kết quả, đến nay đôi chân của Tường Vy đã bình thường lại như bao người khác với khả năng hồi phục trên 90%. Nhìn gương mặt bầu bĩnh, lanh lẹ cùng dáng đi tự tin ít ai biết Tường Vy từng đối mặt với những tháng ngày bị bó bột, đeo nẹp để “tìm lại đôi chân” cho mình.

Luôn là con ngoan, trò gii

Trong hành trình “tìm lại đôi chân” cho mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, Tường Vy còn có sự chia sẻ, đồng hành từ phía gia đình. Bà Ánh cho biết từ khi Tường Vy bước vào quá trình điều trị cho đôi chân, cả gia đình từ cha mẹ, ông bà nội, ngoại luôn động viên, chia sẻ cùng cháu. “Mọi người thay nhau đưa Tường Vy đi bệnh viện, tập vật lý trị liệu, chơi cùng cháu… Nhờ vậy, Tường Vy không những không bị mặc cảm, tự ti về bản thân, trái lại cháu còn rất vui vẻ, hạnh phúc”, bà Ánh cho biết.

Theo tài liu khoa hc, chân khoèo là mt d tt phn trưc bàn chân nghiêng, xoay trong và b kéo xung dưi, phn gót chân b kéo vào trong, mt s cơ và dây chng b ngn li, co rút. C 1.000 tr sơ sinh sng có khong 1-2 tr mc d tt bàn chân khoèo, trong đó tr trai hay mc hơn tr gái (gp 2 ln). Tr, ngưi ln b bàn chân khoèo không đưc phc hi chc năng sm thưng có cm giác t ti, xu h, không mnh dn tham gia vào các hot đng vui chơi, hc hành, th dc th thao, tìm kiếm vic làm và xây dng gia đình.

Theo bà Ánh, nếu không có người thân bên cạnh giúp đỡ, có lẽ bà cũng không đủ sức để hỗ trợ con điều trị đôi chân suốt ngần ấy năm qua. “Thời gian đó vô cùng cực khổ với Tường Vy. Sau giờ làm việc mệt mỏi, người ta được đi đây đó chơi hay ăn uống, còn gia đình tôi cứ thay phiên nhau chăm sóc Tường Vy, rồi đưa đón cháu đi điều trị đôi chân. Có những lúc ai cũng mệt mỏi, nhưng mỗi khi thấy Tường Vy có dấu hiệu tích cực, gia đình lại có động lực để tiếp tục đồng hành cùng cháu”, bà Ánh bày tỏ. Dù tuổi thơ phải vật lộn với bệnh tật, nhưng lúc nào Tường Vy cũng vui vẻ, lạc quan, chăm chỉ học tập để làm vui lòng ông bà, cha mẹ. Ở trường, Tường Vy là một học sinh giỏi, có nhiều thành tích trong các hoạt động phong trào. Còn về nhà, Tường Vy là một đứa con ngoan, luôn biết vâng lời cha mẹ, ông bà. Đặc biệt, Tường Vy rất thích đọc sách, em đã đọc hết 117 câu chuyện về Bác Hồ và nhiều cuốn sách về kỹ năng sống. Nhờ vậy mà em luôn biết cách vượt qua khó khăn để hướng về phía trước. “Ngoài giờ học, Tường Vy hay vào bếp phụ mẹ những việc lặt vặt. Bên cạnh đó, cháu cũng có nhiều năng khiếu như vẽ tranh, nấu ăn… Nhờ vậy cháu lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc, quên đi bệnh tật”, bà Ánh tự hào nói.

Những ai đã gặp Tường Vy đều có cảm nhận em là một cô bé kiên cường, giàu nghị lực, luôn truyền động lực tinh thần đến những người xung quanh.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)