Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dành 32 tỷ đồng để cấp học bổng cho sinh viên, bao gồm học bổng 50%, 100% và 120% học phí. Trong đó, nữ sinh học ngành kỹ thuật cũng được hỗ trợ từ 25-50% học phí…
Học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ đặt câu hỏi cho ban tư vấn
Tại chương trình, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam) nhắn nhủ học sinh trong trường cần chú ý các mốc thời gian để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Hiện nay các trường đang và sẽ tổ chức các đợt của kỳ thi đánh giá năng lực, học sinh đăng ký xét tuyển vào các trường có phương thức xét tuyển này cũng cần theo dõi tham gia để có thêm cơ hội trúng tuyển. “Các em nên chọn tổ hợp môn thế mạnh của mình để đăng ký thi, nếu đã chọn cả hai bài thi KHTN và KHXH thì phải làm cả hai bài”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa lưu ý. |
Thông tin này được đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đưa ra trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM cùng nhiều đơn vị khác. Cụ thể, năm 2019, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có các chính sách khuyến khích tài năng như: cấp học bổng khuyến tài cho thí sinh có tổng điểm thi THPT quốc gia 2019 (không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng) của 3 môn xét tuyển từ 26 trở lên, cứ mỗi điểm 1 triệu đồng (mỗi ngành tối đa 1 thí sinh); cấp học bổng học kỳ 1 năm đầu tiên bằng 50% học phí cho thí sinh thuộc trường chuyên, năng khiếu; học bổng 50% học phí dành cho nữ học 9 ngành kỹ thuật (công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật công nghiệp, hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật nhiệt); học bổng 25% học phí dành cho nữ học 6 ngành kỹ thuật (công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật y sinh, kỹ nghệ gỗ và nội thất, quản lý xây dựng; năng lượng tái tạo). Phương thức xét tuyển của trường bao gồm: xét tuyển dựa vào điểm thi THPT quốc gia; xét điểm trung bình học bạ 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 năm lớp 12) của từng môn theo tổ hợp từ 7.0 trở lên (xét vào hệ chất lượng cao); xét tuyển kết hợp kết quả thi THPT quốc gia và tổ chức thi riêng đối với 3 ngành thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa và kiến trúc.
Tại chương trình, ThS. Vũ Đình Lê (đại diện Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết ngoài chương trình đào tạo thông thường ở 5 ngành: luật, quản trị – luật, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh và Luật Thương mại quốc tế, trường có chương trình đào tạo chất lượng cao các ngành quản trị kinh doanh, quản trị – luật, luật (tăng cường tiếng Anh, Pháp và Nhật). Bên cạnh đó còn có chương trình đào tạo đại trà và chất lượng cao giữa các ngành ngôn ngữ Anh liên thông ngành luật hoặc ngôn ngữ Anh; luật liên thông ngành ngôn ngữ Anh hoặc quản trị kinh doanh.
Có thể trúng tuyển cùng lúc nhiều trường được không? Đây là băn khoăn của học sinh hai trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) và THPT Trưng Vương (Q.1) trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 11 năm 2019 tổ chức mới đây. Giải đáp băn khoăn này, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) khẳng định: Các nguyện vọng (NV) đều có giá trị ngang nhau và thí sinh được phép đăng ký không giới hạn số lượng NV. Tuy nhiên, các NV lại có thứ tự ưu tiên, thí sinh chỉ trúng tuyển với NV ưu tiên cao nhất trong danh sách đã đăng ký. “Tức là các em có thể đăng ký cả chục NV nhưng chỉ được trúng tuyển vào NV ưu tiên cao nhất mà các em đã đăng ký. Cụ thể, khi xét tuyển vào ĐH, CĐ, NV1 sẽ được xét trước tiên. Nếu NV1 trúng tuyển thì ngay lập tức các NV tiếp theo sẽ bị hủy bỏ. Nếu NV1 không trúng tuyển sẽ xét tiếp đến NV2, nếu NV2 trúng tuyển thì các NV tiếp theo sẽ bị hủy bỏ, quá trình sẽ được áp dụng tương tự như thế cho NV3, NV4…”. Do vậy, theo ThS. Phạm Doãn Nguyên, khi đăng ký NV và thay đổi NV sau khi có điểm thi THPT quốc gia, thí sinh cần phải đặc biệt chú ý các vấn đề trên. “Các em cần phải cân nhắc khi ghi NV, nhất là những NV1, NV2, NV3. Hãy đặt những NV mà mình yêu thích, nằm trong khả năng của bản thân trở thành những NV ưu tiên”, ThS. Phạm Doãn Nguyên khuyên. Bên cạnh đó, ThS. Phạm Doãn Nguyên cũng thông tin thêm, dù là NV2, NV3 hay NV1 thì với cùng một trường trong đợt xét tuyển đầu tiên, các NV này sẽ có giá trị xét tuyển như nhau không phân biệt, trừ trường hợp các thí sinh có cùng điểm thi, cùng tiêu chí phụ thì những thí sinh có NV xét tuyển cao hơn mới được ưu tiên.
ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh & Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM ) tư vấn chọn nguyện vọng xét tuyển cho học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn Tương tự, nhiều học sinh bày tỏ nguyện vọng muốn học hai ngành cùng lúc trong môi trường ĐH có được không? Với vấn đề này, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ nguyện vọng này hoàn toàn được với điều kiện bản thân người học phải sắp xếp được thời gian, nhất là nếu lựa chọn học hai ngành ở hai trường khác nhau. “Nếu học hai ngành trong cùng một trường thì trước tiên các em phải đủ điều kiện học một ngành, song song đó, các em phải đáp ứng một số điều kiện theo từng trường thì mới đủ điều kiện để đăng ký tín chỉ theo học ngành thứ hai”, TS. Lê Thị Thanh Mai thông tin. Tuy nhiên, lời khuyên được TS. Lê Thị Thanh Mai đưa ra trong vấn đề này là sinh viên năm I nên tập trung học đúng ngành mà mình đã lựa chọn, không nên ôm đồm quá nhiều sẽ dẫn đến quá tải. “Môi trường ĐH khác rất nhiều với môi trường THPT, đòi hỏi tính chủ động cao và ý thức của người học. Nếu không có sự tập trung để đáp ứng được việc học ngay từ năm I, các em rất dễ trở nên lơ là, thậm chí chán nản trong việc học, ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này”, TS. Lê Thị Thanh Mai lý giải. Yến Hoa |
Giải đáp thắc mắc của học sinh về điều kiện và hình thức xét tuyển vào Trường ĐH Việt Đức, đại diện trường này cho biết: Để được học tại trường, thí sinh phải tham gia bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào và được xem xét miễn thi nếu có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS 5.0 (hoặc TOEFL 440 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ). Trường ĐH Việt Đức có các phương thức xét tuyển sau: Tổ chức kỳ thi riêng vào ngày 18 và 19-5 tới với bài kiểm tra năng lực; xét tuyển theo tổ hợp tương ứng; tuyển thẳng học sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi Olympic châu Á – Thái Bình Dương, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia… Hiện nay trường đào tạo 5 ngành, trong đó có 3 ngành kỹ thuật là kỹ thuật điện và công nghệ thông tin, kỹ thuật cơ khí, khoa học máy tính cùng 2 ngành kinh tế là quản trị kinh doanh, tài chính kế toán.
T.Anh
Bình luận (0)