Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ngư dân gặp khó khi trả nợ

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, mt s bà con ngư dân min bin bãi ngang tnh Qung Tr đang gp phi khó khăn do vic chm h tr, bin mt mùa tôm cá.  

Anh Bùi Đình Trm đang lo lng v món n ca con tàu đóng mi

Theo Nghị định 47 và 67 của Chính phủ thì bà con ngư dân được hỗ trợ và tạo điều kiện vay vốn dài hạn, lãi suất thấp để giúp bà con có điều kiện nâng cấp, cải hoán và đóng mới tàu thuyền của mình nhằm vươn khơi bám biển an toàn, phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên, hiện nay, một số bà con ngư dân ở miền biển bãi ngang tỉnh Quảng Trị đang gặp phải khó khăn do việc chậm hỗ trợ, biển mất mùa tôm cá.  

Những ngày này, ngư dân Bùi Đình Trầm ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đang thấp thỏm lo âu bởi con tàu đóng mới trị giá 19,5 tỷ đồng, không có tiền trả nợ đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi. Nếu trường hợp này xảy ra, đồng nghĩa với việc “đầu cơ nghiệp” của anh không còn, gia đình lâm vào cảnh thất nghiệp, thiếu đói.

Anh Trầm cho biết, gia đình anh thuộc diện được đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ. Tuy nhiên, khi tiến hành vay vốn ở Ngân hàng Công thương, chi nhánh Quảng Trị, anh được tư vấn vay theo hình thức hỗ trợ sau đầu tư theo Nghị định 47 của Chính phủ. Tức là anh Trầm phải vay khoảng 60% của tổng kinh phí đóng mới tàu, với mức lãi suất thông thường là 0,7%/tháng. Bù lại, anh Trầm được Nhà nước hỗ trợ 35% của tổng kinh phí đóng mới kể trên. Cụ thể, tàu đóng mới 19,5 tỷ đồng, thì anh sẽ nhận được hỗ trợ trên 6,4 tỷ đồng. Do thấy lợi hơn so với việc vay vốn đóng mới tàu theo Nghị định 67, nên anh đã chọn gói vay tiền này. “Tôi đã vay 14,4 tỷ đồng ở ngân hàng trên, còn lại gia đình tôi đầu tư vào hơn 1 tỷ đồng, số tiền 4 tỷ đồng còn lại được ngân hàng bảo lãnh cho nợ chủ đóng tàu cho đến khi nhận tàu, đưa vào sử dụng và được Nhà nước hỗ trợ thì trả hết số nợ này. Tuy nhiên đến nay tôi đã nhận tàu và đi biển được hơn 1 năm mà vẫn chưa nhận được số tiền hỗ trợ kể trên. Biển mất mùa liên tục, trong khi đó hàng tháng, gia đình tôi phải trả 120 triệu đồng tiền lãi ngân hàng. Tình trạng này kéo dài khiến kinh tế gia đình lâm vào cảnh khó khăn, anh Trầm buồn bã nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Xuân Hòe, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết với trường hợp của ông Trầm, Sở NN-PTNT Quảng Trị đã kịp thời phối hợp với Sở Tài chính tỉnh để thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 8-2-2018. UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có văn bản số 684/UBND-TM ngày 1-3-2018 báo cáo Bộ Tài chính bố trí kinh phí để hỗ trợ một lần sau đầu tư. Chính phủ cũng đã đồng ý hỗ trợ kinh phí để hỗ trợ một lần sau đầu tư cho anh Trầm. Tuy nhiên, đến nay anh Trầm vẫn chưa nhận được khoản tiền nào.

Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Quảng Trị đã giải ngân cho bà con ngư dân trên địa bàn vay hơn 436,97 tỷ đồng để nâng cấp, cải hoán, đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho bà con vươn khơi bám biển, phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản. Song, do lượng hải sản trên biển thời gian gần đây ngày càng cạn kiệt, việc đánh bắt ít hiệu quả cao, đến nay đã có hơn 10 chủ tàu không trả được nợ theo đúng kỳ hạn đã cam kết khi ký hợp đồng đóng tàu, phát sinh nợ xấu 145,6 tỷ đồng. Nợ xấu đứng trước nguy cơ tăng thêm trong thời gian tới nếu biển vẫn tiếp tục mất mùa.

Phan L

 

Bình luận (0)