Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Những bất cập về giáo dục tình bạn trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Bn bè cùng lp trao đi vic hc tp

Tình bạn của lứa tuổi học đường là một tình cảm thiêng liêng, khó mà quên được trong đời! Tình bạn cao cả ấy đi suốt cuộc đời. Vì vậy, dù đã rời mái trường tuổi thơ, nhiều thế hệ học trò luôn nhớ về trường cũ, nhớ về những kỷ niệm tuổi học trò một thuở…

Nhu cầu kết bạn là vì cùng chung sở thích để học tập nhau, để có người tâm tình, có người đồng cảm và chia sẻ: “Khi có bạn, niềm vui được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa”.

Trong nhà trường, môn đạo đức (bậc tiểu học) và môn giáo dục công dân (bậc THCS và THPT) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc “dạy người” cho học sinh (HS). Các môn học khác, nhất là những bộ môn thuộc khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử…) có những nội dung lồng ghép giáo dục đạo đức nhưng việc vận dụng, đưa vào như thế nào đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng; thực sự năng động, linh hoạt mới mang lại hiệu quả…

Một môn học có tầm quan trọng như vậy nhưng thật trớ trêu, nó lại được xem là “môn học phụ”; chẳng mấy khi các cấp ngành giáo dục có sự quan tâm, đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học bộ môn này!

Đối với cấp tiểu học, môn đạo đức do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Những bài học giáo dục HS về tình bạn (một trong những tình cảm đặc trưng nhất của tuổi học trò) quá ít ỏi, thiếu cân đối: lớp 1, tuần 21, 22 mới có bài “Em và các bạn”; lớp 2, tuần 12, 13 mới có bài: “Quan tâm, giúp đỡ bạn”; lớp 3, tuần 9 mới có bài: “Chia sẻ vui buồn cùng bạn”; lớp 5, tuần 9 có bài: “Tình bạn”.

Đối với bậc THCS, ở lớp 6, bài 10 với nhiều nội dung “Sống chan hòa với mọi người”; lớp 7, tuần 5, 6 có bài với nội dung chung chung: “Yêu thương con người”; lớp 8, tuần 6 có bài: “Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh” và lớp 9, không có bài về tình bạn.

Đối với cấp THPT, lớp 10 chỉ có bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”; còn lại là học phần Triết học với những khái niệm cao siêu; lớp 11 học về Kinh tế – chính trị và lớp 12 học về Pháp luật.

Đó là chưa nói đến việc truyền thụ đến nơi đến chốn hay chưa! Vì ở bậc tiểu học, bài do GV chủ nhiệm dạy, thường được xếp vào tiết cuối của tuần. Bài dạy còn nặng về nội dung sách vở, chưa có những tình huống gần gũi, xảy ra xung quanh hàng ngày để các em cùng tìm cách giải quyết, hóa giải… Một yếu tố tình cảm quan trọng như tình bạn mà chương trình đạo đức cấp tiểu học đưa ra rất ít thì làm sao các em “thấm” về tình bạn với nhau! Lạ lùng hơn là ở lớp 5, tuần 28, 29 các em có bài: “Tìm hiểu về Liên hợp quốc”. Liệu có quá sức với những cháu bé 10, 11 tuổi đầu không?

Với bậc THPT thì càng phải xem lại những kiến thức quá cao so với tâm sinh lý lứa tuổi! Trong khi đó, những tình huống về quan hệ bè bạn, về những gì thiết thực nhất, bổ ích nhất lại không đả động tới… Điều đó dễ hiểu vì sao khi gặp tình huống, các em xử lý chưa đúng với tinh thần bè bạn; chưa biết tha thứ, thiếu lòng bao dung mà lại dùng bạo lực!

Lê Lam Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)