Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ít doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề do vướng… luật

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây, doanh nghip (DN) có tham gia vào lĩnh vc đào to ngh nhưng ch là con s rt nh, ch yếu t phc v cho mình, nguyên nhân do vưng mc trong thi hành các quy đnh ca B lut Lao đng.

Bà Britta van Erckelens (Phó Giám đc chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam – Cơ quan hp tác phát trin Đc – GIZ) phát biu ti ta đàm

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại tọa đàm về các quy định của pháp luật lao động và sự tham gia của DN trong công tác giáo dục nghề nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP.HCM (VCCI HCM) phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) và Cơ quan hợp tác phát triển Đức – GIZ tổ chức cuối tuần qua. Tham dự tọa đàm có đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội DN, các trường nghề…

Khó vì chưa đưa vào lut

Ông Võ Tân Thành (Phó Chủ tich VCCI, Giám đốc VCCI HCM) đánh giá DN không mặn mà tham gia đào tạo nghề vì luật không rõ ràng, cơ chế, chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nguyên nhân như thiếu đội ngũ chuyên gia, trang thiết bị đào tạo chưa đáp ứng, chương trình đào tạo chưa cập nhật… Ở góc độ quản lý Nhà nước, TS. Trương Anh Dũng (Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận DN có tham gia hỗ trợ nhà trường trong hoạt động dạy nghề, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Khảo sát tại Hà Nội, DN cho rằng không biết có những ưu đãi khi tham gia đào tạo nghề. Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều quy định, văn bản, hướng dẫn gần như đầy đủ nhưng DN cũng không nắm, điều này cho thấy một số địa phương chưa tích cực triển khai, truyền thông chưa đủ mạnh. “Đào tạo kép là mô hình đào tạo nghề hay của Đức nhưng tại Việt Nam đến nay vẫn chưa đưa vào luật. Ở mô hình này, Đức không quy định người dạy ở DN phải có chứng chỉ, trong khi Việt Nam bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là một rào cản”, ông Dũng chỉ rõ.

Đi din các doanh nghip chia s ti ta đàm

Bà Britta van Erckelens (Phó Giám đốc chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam – Cơ quan hợp tác phát triển Đức – GIZ) chia sẻ: “Muốn có nguồn nhân lực chất lượng thì DN phải tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Để làm được điều này, trước hết cần bổ sung nội dung và ý nghĩa về các mối liên quan giữa nhà trường và DN trong luật.

Quyn li nào cho DN?

Bà Bùi Th Ninh (Trưng phòng Gii sử dụng lao động, VCCI  HCM) cho rng DN không mun tham gia đào to ngh vì t l lao đng do DN đào to tiếp tc làm vic trên 1 năm ti DN gim mnh. Theo kho sát năm 2018 ca VCCI, năm 2012, t l này là 70,3%, đến năm 2018 ch còn 63%.

Bà Cao Thị Quỳnh Giao (CEO VN Shipping Gazette, thành viên Ban tư vấn đào tạo nghề logistics) nêu khó khăn: Thực tế DN không muốn nhận sinh viên thực tập vì vướng luật. Theo đó, luật quy định làm việc từ 1-3 tháng, công ty phải đóng BHXH, ký hợp đồng lao động. Là DN tiếp nhận sinh viên thực tập chương trình chất lượng cao (theo mỗi năm học), tôn trọng luật thì dựa trên cơ sở nào để hợp tác? Người được phân công giảng dạy ở DN có chế độ gì cũng chưa rõ ràng.

TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề xuất, để gắn kết được sự tham gia hiệu quả của DN vào giáo dục nghề nghiệp cần quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên là DN, nhà trường, người học và người lao động. Đặc biệt là thống nhất giữa các bộ luật, điều luật và các văn bản hướng dẫn. Mỗi hoạt động mà DN có thể tham gia trong công tác đào tạo nghề phải kèm quy định về cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện. Trong khi đó, ông Lê Nhân (Công ty CP Nước và Môi trường Bình Dương) khẳng định: DN muốn xây dựng hình ảnh, tồn tại bền vững thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Từ đầu năm 2008, chúng tôi thành lập Trung tâm Đào tạo nguồn nhân lực các lĩnh vực mà công ty cần và đã đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Đây là trung tâm được DN thành lập, chi phí đào tạo từ DN nên cũng rất cần được hỗ trợ, nhất là cơ chế, chính sách.

Chính sách cho DN chưa rõ ràng

Tại tọa đàm, TS. Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề cập đến khó khăn của DN khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng như những điều khoản sẽ sửa đổi, bổ sung vào luật, có chính sách ưu đãi, quyền lợi rõ ràng cho DN khi tham gia đào tạo nghề. Ông Hùng đưa ra dẫn chứng: Điều 51 và 52 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định rõ quyền và trách nhiệm của DN tham gia đào tạo nghề. Tuy nhiên, thực tế DN tham gia đánh giá chương trình, trực tiếp đào tạo từ đầu còn mang tính nhỏ lẻ. DN không tha thiết vì trách nhiệm xã hội của họ, cơ chế chính sách, chính sách không hấp dẫn… “Xây dựng quan hệ ba bên Nhà nước, nhà trường và DN, tiếp tục ký kết hợp tác, hoàn thiện chính sách, dự báo, xây dựng mô hình hợp tác công – tư… là những việc phải làm”, ông Hùng đề xuất.

Cũng liên quan đến luật, bà Bùi Thị Ninh (Trưởng phòng Giới sử dụng lao động, VCCI HCM) chia sẻ: Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Lao động quy định: Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc tại DN. Tuy nhiên không có chính sách khuyến khích cụ thể nên DN không hứng thú tham gia.

Ông Mai Đức Thiện (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận: Hiện nay chỉ khuyến khích DN tham gia đào tạo nghề chứ chưa có chính sách cụ thể nào. DN tuyển người lao động là để làm việc chứ không phải để đào tạo. Một khi người lao động không đáp ứng yêu cầu thì DN phải đào tạo lại. Như vậy, khi tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, chi phí đó sẽ như thế nào, có yêu cầu ràng buộc gì ở người lao động không?

“Thời gian tới, Luật Lao động sửa đổi cũng chỉ sửa đổi 4 điều, thêm vào chính sách hỗ trợ DN có đánh giá tác động xã hội, quyền lợi cho DN, có những điều khoản cụ thể để thúc đẩy năng suất lao động thông qua hợp tác giữa nhà trường và DN”, ông Thiện nói.

T.Tri

Bình luận (0)