Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaThư giãn

Long lanh đôi mắt trên trang sách hồng

Tạp Chí Giáo Dục

Các trang báo ln nh trong bài tng kết nhng s kin tiêu biu ca năm 2020 hu hết đu ghi tên đi dch Covid-19 ghim lên đu danh mc. Còn vi bn thân tôi, nhìn li mt năm đy biến đng, tâm hn tôi, may mn thay, vn bình yên vi nim vui nho nh khi góp mt trong chương trình cng đng mang sách v nhng min quê xa xôi. Nim vui đó chính là mùa xuân trong tôi, “mt mùa xuân nho nh, lng l dâng cho đi”, như câu thơ ca nhà thơ Thanh Hi.

Một năm đi về những vùng sâu, vùng xa tặng sách cho các em thiếu nhi, tôi được nhiều thứ và cũng mất nhiều thứ. Tôi và những anh em đồng hành đã mất thời gian, công sức, tiền bạc, nhưng đó là cái mất khiến ta cảm thấy hạnh phúc. Bởi, có hạnh phúc nào bằng sự cho đi những giá trị, những điều tốt đẹp. Tôi còn được nhận về nguồn năng lượng tích cực trong sự cộng hưởng với niềm vui thơ bé. Chỉ cần nhìn thấy những ánh mắt trong veo say sưa chớp nháy trên từng trang sách còn thơm mùi giấy mới, ta chợt nhận ra rằng, hạnh phúc đâu cần tìm ở chốn xa xôi. Nó ở ngay đây, ngay lúc này.

Năm 2020 đã đi vào lịch sử của thế kỷ, với thách thức mang tên Covid-19. Nó đẩy nhân loại đến bờ khủng hoảng, tuyệt vọng. Không một tiếng súng mà kinh hoàng xiết bao. Nó khiến con người phải quay về với những giá trị nguyên bản, như một kiểu tự vệ cốt tử. Một năm của sự dừng chậm đã lặng lẽ trôi qua. Nhưng đối với những người anh em chúng tôi trong chương trình thiện nguyện, cộng đồng, đó là một năm bận rộn. Phía trước chúng tôi luôn là những cung đường quê hương. Những vòng xe lăn qua biết bao nhiêu con đường ven kênh, rạch ở miền Tây sông nước, lăn qua những thôn xóm nghèo miền núi ngoài Trung, rồi uốn lượn trên những con đường đèo dốc ở Tây Nguyên. Chúng tôi vẫn thầm lặng lên đường với hành trang duy nhất là những trang sách. Đi và trao truyền lại cho thế hệ mầm non ở những vùng quê xa xôi, cách trở với những tiện nghi vật chất xa hoa của đô thị. Những cuộc đi như thế đã in đậm trong lòng chúng tôi tình cảm và tinh thần trách nhiệm với cuộc đời.

Cũng chẳng có gì to tát, nếu chúng ta xét về mặt trị giá khi mỗi tủ sách dành cho một trường tiểu học chỉ độ ba chục triệu đồng. Nhưng trị giá vật chất đâu thể đong đếm được những giá trị to lớn hơn được tích hợp trong đó. Làm sao chúng ta có thể định lượng được những thông số của ước mơ, của niềm vui được khơi nguồn trên những tâm hồn thơ bé? Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh những cô cậu trò nhỏ miền quê mở to đôi mắt, không giấu được ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy những cuốn sách kỳ diệu đến thế. Cũng là những cuốn truyện tranh nhưng ở đây là sách tương tác, rồi sách 3D, sách chớp bóng… Cứ như thể lần đầu tiên các em được tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ lấy những điều kỳ diệu tưởng chừng xa xôi mà quá đỗi gần bên.

Mỗi cuốn sách như một thế giới đang mở ra trước mắt các em. Nó mở ra cả tương lai, mở cửa tâm hồn và còn mở ra cả những ước mơ bằng sự tưởng tượng, được chắp cánh từ những trang sách. Tôi đoan chắc rằng, nếu Mark Zuckerberg, ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới, hẳn sẽ ngạc nhiên, ghen tị nhưng cũng vô cùng thích thú khi nhìn thấy những hình ảnh offline chân thực và sinh động đó ở những vùng quê nghèo xa xôi tại Việt Nam, dường như vẫn còn nằm bên lề dòng chảy của thế giới công nghệ thông tin hiện đại.

“Cô ơi, chú ơi, con muốn chơi thêm!”. Trong những sự kiện được tổ chức tại các trường tiểu học với những hoạt động, trò chơi tương tác nhằm mục đích truyền cảm hứng đọc sách cho các em học sinh, các em đã thực sự mang lại cho chúng tôi cơ hội trở về quãng đời thơ ấu. Các em đã cho chúng tôi, mỗi người một vé đi tuổi thơ. Tuổi thơ ta đó, tưởng đã vĩnh viễn biến mất trong thế giới xô bồ này, vậy mà một ngày bỗng sống dậy, hiển hiện sinh động trước mắt chúng ta. Để chúng tôi không còn thấy khoảng cách giữa đầu bạc và đầu xanh, khoảng cách tưởng như xa vời giữa các thế hệ, giữa thành thị và nông thôn. Những sự kiện tặng tủ sách, vì thế, như còn mang cả làn gió mới mẻ từ chốn đô thị về miền quê nghèo nắng cháy, lũ lụt, khô cằn sỏi đá hay xanh màu lúa mới.

Cũng thật kỳ lạ. Một chương trình cộng đồng đi về những miền quê, hướng tới các em nhỏ thế mà lại có sức cuốn hút cả những người lớn, có người tóc bạc trắng cả mái đầu, rồi những bác sĩ, kỹ sư, nhà kinh doanh, nhà báo, nhà đài, nhiếp ảnh gia, đặc biệt là những nhà giáo về hưu. Chỉ có thể lý giải bằng ngôn ngữ của tình yêu, tinh thần trách nhiệm, niềm vui của sự cho đi. Nó khiến cho người ta cảm thấy trẻ lại, không bao giờ già, không bao giờ là người thừa trong xã hội, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào.

Chỉ có thể lý giải bằng cảm nhận trực quan. Đó là khi ta nhìn thấy ánh mắt long lanh của những thiên thần nhỏ soi lên những trang sách hồng. Hình ảnh đó mang lại cho ta sự hy vọng về tương lai, về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó khiến cho ta tạm quên đi bao khó khăn, thử thách trong một năm cả thế giới tang thương vì Covid-19. Nó khiến cho ta tin rằng vẫn có những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Nó đã từ trang sách hồng bước ra cuộc đời giữa những mảng tranh tối, tranh sáng. Nó là mùa xuân của ước vọng, của tình yêu không biên giới.

Tạp bút của Trn Văn Thưng

 

Bình luận (0)