Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hệ lụy từ điểm chuẩn cao… không tưởng

Tạp Chí Giáo Dục

“Đim cao nhưng không đu ĐH dn đến vic thí sinh bi ly, có nhng suy nghĩ tiêu cc, thm chí hy hoi bn thân. Đó là ni bun ca mi mùa tuyn sinh. Nguyên do mt phn là các em o tưng v bn thân, nhưng trách nhim li đến nhiu t chính ngưi ln – đây là áp lc ca gia đình, áp lc ca k thi, đim s…”.


Theo nhiu giáo viên, công tác tư vn hưng nghip ti trưng THPT cn có s đng b hơn na (nh minh ha)

Hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn Q.Tân Bình (TP.HCM) đã nhìn nhận, đánh giá như vậy về hệ lụy điểm chuẩn của các trường ĐH cao chót vót trong mùa tuyển sinh năm nay.

Hu qu ln khi đim chun tăng

Dù đã được dự đoán trước về việc điểm chuẩn tuyển sinh ĐH năm 2020 bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ tăng mạnh, song khi mức điểm chuẩn chính thức được các trường ĐH công bố vẫn làm “dậy sóng” dư luận. Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên bày tỏ sự lo lắng trước mức điểm chuẩn kỷ lục này. “29,5 điểm vẫn trượt ĐH, điều này là phi lý. Không chỉ phi lý mà nguy hại hơn, các con số về điểm chuẩn năm nay sẽ gây áp lực rất lớn lên đối tượng học sinh còn đang học tại trường THPT, gây áp lực lên giáo viên, gia đình, nhà trường. Khi các trường phổ thông đang cố gắng, nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh thì mức điểm chuẩn năm nay như một sợi dây vô hình siết và thắt chặt những nỗ lực này lại. Hậu quả là để thích ứng với điểm số đó, học sinh buộc phải học thêm, giáo viên buộc phải dạy nhồi nhét kiến thức cho các em, thậm chí là sẽ có nhà trường phải thiết kế lại kế hoạch giảng dạy cho học sinh cuối cấp”, vị hiệu trưởng trên bày tỏ.

Cùng chung sự lo lắng, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) cho rằng hậu quả nguy hại nhất của việc điểm chuẩn quá cao khiến học sinh bị “ngộp” đó là đã có trường hợp thí sinh hủy hoại bản thân mình. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh trước áp lực thi cử, áp lực lựa chọn ngành nghề với học sinh từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. “Ở nhiều ngành, nhiều trường ĐH, mức điểm chuẩn năm nay tăng 10-15 điểm. Có nhiều trường ĐH tư thục, mọi năm mức điểm chuẩn chỉ ở ngưỡng trung bình thì năm nay điểm chuẩn ở mức… không tưởng. Điều này sẽ gây rối loạn nhận thức của thí sinh tham gia thi tuyển sinh năm sau, gây hoang mang dư luận, hoang mang cho giáo viên, nhà trường không biết định hình, định hướng như thế nào cho học sinh trong mùa tuyển sinh tới đây”, thầy Phú chia sẻ.

Phân tích thêm, thầy Phú cho rằng đã gọi là thi tuyển thì phải xét riêng trên tiêu chí điểm số để tạo ra một sân chơi sòng phẳng cho thí sinh. Còn nếu muốn tính toán đến các yếu tố ưu tiên xét tuyển khác để cộng điểm, các trường ĐH cần phải xây dựng thêm các phương thức xét tuyển riêng biệt chứ không nên cộng gộp điểm ưu tiên vào xét tuyển điểm thi để xét tuyển như hiện nay. “Hiện nay các trường ĐH đã đa dạng việc tuyển sinh bằng nhiều phương thức. Do vậy, các trường có thể xây dựng thêm một số phương thức ưu tiên xét tuyển để tránh tình trạng như hiện nay, thí sinh 26 điểm nhưng được cộng 3-4 điểm ưu tiên thì đậu, còn thí sinh 29 điểm không có điểm ưu tiên thì rớt. Nhất là trong bối cảnh đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, thầy Phú nói.

Đặc biệt, thầy Phú kiến nghị Bộ GD-ĐT cần phải vào cuộc, yêu cầu các trường ĐH đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong cách thức xét tuyển. Tránh gây ám ảnh cho học sinh vào trường ĐH bằng con đường điểm thi tốt nghiệp THPT. “Đánh giá một cách nghiêm túc thì công tác thi cử cần phải nhất quán, ổn định để học sinh, giáo viên giữ tâm lý học tập”, thầy Phú cho biết.

ng nghip cn phi đng b hơn

Bên cạnh điểm số tác động đến nhận thức của thí sinh hậu tuyển sinh, theo nhiều giáo viên, chính công tác hướng nghiệp trong mỗi trường THPT góp phần quan trọng đến việc định hình nhận thức của thí sinh về giá trị ngành nghề, giá trị bản thân. Nếu công tác hướng nghiệp được thực hiện bài bản với sự chung tay một cách đồng bộ, khách quan từ nhiều phía, bao gồm: trường ĐH, trường THPT, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên tư vấn tâm lý và cả phụ huynh thì sẽ không chỉ giúp học sinh chọn đúng ngành học, bậc học, trường học mà quan trọng nhất là giúp các em nhận ra đúng giá trị bản thân, hạn chế những hành động đáng tiếc nếu trượt ĐH. “Các trường ĐH cần phải đổi mới hướng tư vấn đến học sinh THPT. Ngoài giới thiệu về trường, về ngành nghề thì cần định hướng thêm cho học sinh các ngã rẽ ở những ngành nghề đó, làm sao để các em hiểu rằng bậc học nào cũng đều có chỗ đứng, không ảo tưởng vào trường ĐH hay tấm bằng ĐH”, thầy Hoàng Sĩ Đăng (giáo viên tư vấn tâm lý ở Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM) chia sẻ. Về phía trường THPT, thầy Đăng nhìn nhận, các trường phải tăng cường, đa dạng thêm nhiều sân chơi trải nghiệm, rèn luyện cả về kỹ năng lẫn kiến thức, hướng học sinh khám phá và nhận thức ra được giá trị của bản thân. “Công tác giáo dục kỹ năng sống phải gắn liền với hướng nghiệp, tạo thành hệ thống để trang bị cho học sinh kỹ năng trưởng thành, hiểu đúng đắn về thành công, từ đó có sức đề kháng trước mỗi vấp ngã. Mỗi giáo viên bộ môn cũng cần phải coi việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là trách nhiệm của mình chứ không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo trường THPT, của trường ĐH…”, thầy Đăng cho biết.

Song hành với công tác tư vấn hướng nghiệp bậc THPT, cô Lê Thị Bích Hạnh (giáo viên tư vấn tâm lý ở Trường THPT Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú, TP.HCM) lại cho rằng, để học sinh chọn được đúng ngành nghề, hiểu được giá trị bản thân trước ngã rẽ chọn ngành nghề sau THPT thì công tác hướng nghiệp, tư vấn tâm lý cần được đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả từ bậc THCS. Mảng tư vấn tâm lý ở bậc THCS còn đang bị bỏ ngỏ, công tác hướng nghiệp thì chưa được chú trọng hiệu quả. Vì thế đã gây khó cho các trường THPT khi các em học lên THPT mà chưa hiểu được mục tiêu học tập của mình là gì, chỉ biết học để vào ĐH, dễ bị sốc khi không đạt được mục tiêu này.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)