Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đẩy mạnh mục tiêu “hội nhập” vào trường phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Đi hi Đi biu Đng b TP.HCM ln XI, nhim k 2020-2025 va qua tiếp tc c th hóa vic ch đo xây dng, trin khai Đ án đào to nhân lc trình đ quc tế. Đ đáp ng nhu cu ngun nhân lc cht lưng cao cho TP và cc, ngành GD-ĐT TP.HCM đã không ngng đi mi, phát trin mnh m, hi nhp vi nn giáo dc tiên tiến ca thế gii.


Ông Lê Hng Sơn – Thành y viên, Giám đc S GD-ĐT TP.HCM – phát biu ti Đi hi Đi biu Đng b TP.HCM ln th XI, nhim k 2020-2025 va qua

Xung quanh vấn đề này, Báo Giáo dục TP.HCM có buổi trao đổi với ông Lê Hồng Sơn – Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM về một số nội dung thực hiện.

+ PV: Thưa ông, t vic c th hóa vic ch đo xây dng, trin khai Đ án đào to nhân lc trình đ quc tế ca Đng b TP, ông có th cho biết thêm v vai trò ca ngành GD-ĐT khi xây dng đ án này không?

Ông Lê Hng Sơn: Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X xác định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong 7 chương trình đột phá. Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa với việc chỉ đạo xây dựng, triển khai Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, tập trung vào 8 ngành trọng điểm, gắn chặt với nhu cầu phát triển trong thời gian tới, kết hợp với việc xây dựng mô hình “Đại học chia sẻ”, trong khoảng thời gian dài, mang tính chiến lược, giai đoạn 2020-2035.

Sở GD-ĐT xác định, để thực hiện thành công mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ quốc tế cần 2 nhóm giải pháp cơ bản, đó là “Xây dựng nguồn nhân lực trình độ quốc tế từ giáo dục phổ thông” và triển khai Đề án “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020-2035 và Đại học chia sẻ”. Trong đó, nhóm giải pháp đầu tiên hoàn toàn thuộc phạm vi, chức năng tham mưu của Sở GD-ĐT. Cụ thể, TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đưa mục tiêu “hội nhập” vào các cấp học phổ thông, tiếp tục đẩy mạnh việc trang bị các kỹ năng cần thiết giúp học sinh TP hội nhập nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, tham gia thị trường lao động toàn cầu.

Nhóm giải pháp còn lại đã được Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TP hoàn tất việc xây dựng đề án tổng thể, đã được Thường trực Thành ủy và UBND TP góp ý, thông qua. Đây là cơ sở để xây dựng 9 đề án thành phần trong thời gian tới.

+ Vy quá trình tham gia vào xây dng, trin khai đ án này bng nhng gii pháp nào thưa ông?

Nhằm thực hiện tốt định hướng đào tạo nhân lực trình độ quốc tế trong nhà trường phổ thông, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục mở rộng những chương trình, đề án đưa các chuẩn quốc tế về tiếng Anh, tin học, chương trình phổ thông vào nhà trường. Hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học… cũng đã và đang được các nhà trường ngày càng quan tâm hơn. 

Bên cạnh đó, Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030” là tiền đề quan trọng để giáo dục TP tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả toàn diện công tác quản lý, hình thức tổ chức hoạt động dạy – học trong nhà trường. Hiện nay, mô hình thí điểm Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh và mô hình Trường học thông minh đang được gấp rút triển khai. Giáo dục TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giáo dục STEM, STEAM trong nhà trường, tạo điều kiện để các em tham gia nghiên cứu khoa học; tiếp tục mở rộng thí điểm đưa nội dung trí tuệ nhân tạo đến với học sinh phổ thông; đưa các tiện ích ứng dụng từ những thành quả của khoa học và công nghệ vào nhà trường; đẩy mạnh hoạt động dạy – học trực tuyến để hình thành kho tài nguyên học liệu số, xây dựng môi trường học tập trực tuyến, phục vụ việc tự học của học sinh, việc học tập suốt đời của người dân và xây dựng xã hội học tập thông minh…

Đối với nhóm giải pháp thứ hai, sau khi được Thường trực Thành ủy và UBND TP thông qua Đề án tổng thể “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020-2035 và Đại học chia sẻ”, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục phối hợp hoàn chỉnh 9 đề án thành phần nhằm đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế của 8 ngành trọng điểm, gồm: Công nghệ thông tin – truyền thông; Cơ khí – tự động hóa; Trí tuệ nhân tạo; Quản trị doanh nghiệp; Tài chính – ngân hàng; Y tế; Du lịch; Quản lý đô thị và Đề án Đại học chia sẻ.

Quá trình triển khai các đề án thành phần sẽ do các trường đại học được phân công chủ trì triển khai. Sở GD-ĐT là đơn vị thường trực, giám sát tiến độ thực hiện của tất cả các đề án thành phần, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thường trực UBND TP và phối hợp tham mưu những giải pháp để tháo gỡ các khó khăn cho từng đề án.

+ Thưa ông, nhim k 2015-2020, ngành GD-ĐT TP đt đưc nhiu thành tu tt đp nhưng vn còn nhng tn ti, hn chế. Bưc vào nhim k 2020-2025, ngành GD-ĐT TP có nhng gii pháp khc phc tn ti, hn chế như thế nào đ thc hin thng li mc tiêu “đào to ngun nhân lc cht lưng cao, trình đ quc tế”?

Báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khẳng định những thành công của GD-ĐT TP trong nhiệm kỳ 2015-2020. Trong đó đã khẳng định “ngành GD-ĐT tiếp tục phát triển về quy mô, nâng cao về chất lượng, thực hiện các giải pháp đột phá để có bước tiến rõ nét trên con đường hội nhập quốc tế”. Đó là cơ sở, là động lực để toàn ngành tiếp tục phấn đấu, tiếp tục giữ vững ngọn cờ đầu của cả nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu mà đại hội đã đề ra “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế ở các lĩnh vực ưu tiên, phát huy vai trò trung tâm GD-ĐT của cả nước”.

Báo cáo chính trị đại hội cũng đã chỉ ra những tồn tại của ngành GD-ĐT TP thời gian qua, cụ thể: đổi mới cơ chế quản lý giáo dục còn chậm; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của TP; áp lực gia tăng dân số cơ học ở một số quận – huyện cao, dẫn đến sĩ số bình quân trên lớp cao, gây ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phối hợp quản lý các cơ sở GD-ĐT, nhất là với khối ngoài công lập còn hạn chế.

Cũng như các ngành khác của TP, GD-ĐT cũng cần những cơ chế, chính sách đột phá để tháo gỡ những khó khăn nội tại. Việc điều chỉnh này cần sự kiên trì, đeo bám, mạnh dạn đề xuất. Như nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã đề nghị được chế độ, chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non TP, giúp giáo dục mầm non động viên, khuyến khích và thu hút được đội ngũ, giải quyết cơ bản khó khăn thiếu giáo viên, nhân viên. Trong nhiệm kỳ tới, cần tiếp tục có những đề xuất mang tính đột phá đối với các cấp học còn lại, nhất là để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh, tin học và các môn đặc thù như nhạc, họa, công nghệ…

Mặt khác, thời gian qua, mỗi năm TP dành khoảng 1/4 ngân sách cho giáo dục, công tác xây dựng trường lớp đã được đẩy mạnh, nhất là việc thực hiện chỉ tiêu “300 phòng học/ 10.000 dân trong độ tuổi đi học” của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X. Từ tỉ lệ 2,47 vào năm 2015, với nỗ lực của toàn hệ thống chính trị TP, đến cuối năm 2020, TP sẽ đạt chỉ tiêu 300 phòng học đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Trong tháng 9-2020, UBND TP đã chỉ đạo các quận/huyện tổng kết việc thực hiện quy hoạch trường lớp theo Quyết định 02/2003/QĐ-UB. Sắp tới, sẽ tiến hành tổng kết cấp TP, đây là đợt cao điểm để toàn TP rà soát công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, tiếp tục đề xuất các giải pháp căn cơ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường lớp; phấn đấu giữ vững và nâng chất việc thực hiện chỉ tiêu “300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học” ở nhiệm kỳ tiếp theo.

+ Xin cm ơn ông!

Linh Anh (thc hin)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)