Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Bộ GD-ĐT: Sẽ khen thưởng các nghiên cứu đóng góp cho phòng chống dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Ch trong mt thi gian ngn, các nhóm nghiên cu ca nhiu ĐH, hc vin, trưng ĐH trong cc đã liên tiếp có nhng nghiên cu quan trng nhm h tr hiu qu trong vic phòng, chng dch bnh Covid-19.

Vn hành máy to thân khu trang y tế (nh do ĐH Quc gia TP.HCM cung cp) 

Mới đây trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ biểu dương tinh thần của các trường ĐH trong việc huy động ký túc xá làm khu cách ly tập trung; các nghiên cứu khoa học quan trọng kịp thời và tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia ứng phó với dịch bệnh Covid-19 của sinh viên các trường y trên cả nước.

Th hin năng lc nghiên cu vưt tri

Bộ trưởng chia sẻ, ngay sau khi nhận được thông tin về việc GS. Bùi Văn Ga (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) và nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Đà Nẵng nghiên cứu, chế tạo thành công máy đo thân nhiệt từ xa, tránh lây nhiễm chéo virus SARS-CoV-2, đang được chuyển giao rộng rãi, Bộ trưởng đã gửi lời chúc mừng, bày tỏ sự trân trọng nỗ lực của cá nhân GS. Bùi Văn Ga và các cộng sự.

Đồng thời, nhóm thầy trò Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã chế tạo thành công robot thay con người phục vụ trong khu cách ly vì dịch Covid-19. Trước đó, là một số nghiên cứu như Kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Học viện Quân y thực hiện đã được cấp phép và đưa vào sản xuất; buồng khử khuẩn toàn thân di động của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) phối hợp với các đơn vị  sản xuất và đưa vào sử dụng… Đây không chỉ là thành quả thể hiện năng lực nghiên cứu vượt trội của các trường mà còn khẳng định vai trò, trách nhiệm xã hội của giáo dục ĐH đối với những vấn đề chung của đất nước và thế giới. Bộ GD-ĐT biểu dương và sẽ có hình thức khen thưởng phù hợp để động viên các nhóm nghiên cứu, các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời mong muốn các trường ĐH trong cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tương tự.

Ngoài những sản phẩm nghiên cứu nổi bật kể trên, được biết, Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng vừa chế tạo thành công hệ thống máy sản xuất khẩu trang y tế. Cụ thể, từ đầu tháng 2-2020, trước tình hình dịch Covid-19, khoa đã họp khẩn các giảng viên chủ chốt để triển khai dự án thiết kế và chế tạo máy sản xuất khẩu trang y tế cho cộng đồng. Các giảng viên chuyên ngành về thiết kế, chế tạo và hàn siêu âm đã phân tích và đưa ra hàng loạt phương án sản xuất khẩu trang. Cuối cùng, phương án thiết kế máy tự động tạo thân khẩu trang y tế (phần xếp ly hình chữ nhật) và hàn quai siêu âm đơn điểm được lựa chọn. Năng suất một máy tự động tạo thân có thể đạt tối đa 90 cái/phút, trong khi năng suất máy hàn quai siêu âm đơn điểm chỉ đạt 15 cái/phút. Do đó, để đảm bảo năng suất đồng bộ, một máy tạo thân sẽ đi kèm với sáu máy hàn quai siêu âm.

Trong thời gian ngắn, các giảng viên Khoa Cơ khí đã triển khai và hoàn thiện dự án đúng kế hoạch. Thiết kế này không chỉ tối ưu về chi phí, mà còn đem lại sản phẩm tiêu chuẩn y tế chất lượng cho người dùng. Nếu có thêm thời gian và kinh phí, nhóm nghiên cứu cho rằng hệ thống hàn quai khẩu trang y tế tự động sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm tăng năng suất sản xuất khẩu trang trong thời điểm hiện nay.

ĐH đng tài tr 2.000 máy th cho Vit Nam

Trường ĐH Văn Lang vừa trở thành một trong 2 đơn vị sẽ tài trợ 2.000 máy thở cho Việt Nam, dự kiến sẽ được bàn giao trong khoảng cuối tháng 5-2020. Trong hơn hai tháng qua, dự án trang bị máy thở chuyên nghiệp cho Việt Nam được triển khai, kết nối các nhà phát minh nổi tiếng về máy thở, công ty sản xuất cung ứng và các doanh nghiệp, tổ chức trong, ngoài nước có tiềm lực tài chính mạnh. Bên cạnh Trường ĐH Văn Lang, dòng sản phẩm máy thở này được nhà khoa học Trần Ngọc Phúc và Công ty Vạn Thịnh Phát đồng thực hiện.

Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc (Chủ tịch Công ty Metran Co. Ltd – Nhật Bản) là người đầu tiên tại Nhật Bản sáng chế thành công máy hô hấp nhân tạo cao tần số (máy thở); được Mỹ và Nhật Bản công nhận sản phẩm; trên 90% bệnh viện, phòng khám ở Nhật sử dụng máy thở này hàng chục năm qua. Dự án 2.000 máy thở cho Việt Nam có chi phí khủng (cả về kinh phí sản xuất máy và thời gian sản xuất), nhưng đang được triển khai ráo riết, với sự đồng lòng và quyết tâm của tất cả các bên liên quan.

Máy thở có tên Humming Plus/Eliciae MV20, dựa trên công năng các máy thở đang được sử dụng phổ biến trong y tế của Nhật Bản và nhiều quốc gia; được đặt hàng riêng cho Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầu điều trị dịch Covid-19. Với 2.000 máy dự kiến được bàn giao, số thiết bị này sẽ chiếm gần 50% tổng số máy thở tại Việt Nam.

Để sản xuất 2.000 máy thở này, ông Trần Ngọc Phúc cho biết đang phải tăng cường sản xuất, lắp ráp cả ở Nhật Bản và Việt Nam, huy động mọi nhân sự hiện có.

Thc Trân

 

Bình luận (0)