Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

GV phải làm gương về việc “đọc” và “học”

Tạp Chí Giáo Dục

Báo Giáo dc TP.HCM ngày 21-1-2019 có bài viết rt đáng chú ý Cn khc phc “bnh” lưi đc ca giáo viên. Bài viết lưu ý giáo viên (GV), nht là GV các môn xã hi, nên c gng đc đ m mang kiến thc.

GV hưng dn hc sinh chn sách đ đc ti thư vin trưng. Ảnh: V.Yên

Tác giả chia sẻ rất chân tình: “Đọc sách cũng như tập thể dục cho bộ não, khiến nó thường xuyên vận động, luôn luôn tràn đầy sức sống. Hãy có niềm đam mê đọc sách vì trong đó có nhiều kiến thức rất bổ ích, rất cần thiết cho việc tự rèn luyện; cho công việc giảng dạy cũng như trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta”…

1. Trên thực tế, GV thực sự cần quan tâm nhiều hơn cho việc đọc sách, không kể là GV dạy môn xã hội hay môn tự nhiên, kỹ thuật. Đọc sách để mở mang kiến thức, bởi không có kiến thức nào là đóng khung cả. Chẳng hạn, ở môn ngữ văn, sự nhìn nhận về một nhân vật hay một tác phẩm không hoàn toàn bất biến theo thời gian, ví như lâu nay ta hay nhìn Chí Phèo ở góc độ bị xã hội tác động và làm cho mất tính người, nhưng ít nhìn ở góc độ sự tự tha hóa, bởi trên thực tế có những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Hay ở môn địa lý, cơ cấu kinh tế, các đặc điểm kinh tế của đất nước, của các vùng kinh tế thường xuyên có sự thay đổi chứ không ổn định, nhất là trong bối cảnh hiện nay; sự cập nhật tài liệu, kiến thức sẽ giúp GV có thể bổ sung những kiến thức mới. Hoặc ở môn vật lý, ngày càng có nhiều loại vật liệu mới, nhiều hợp chất mới và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lẫn dân dụng; nếu chỉ bám theo sách giáo khoa thì rất dễ lạc hậu…

Không chỉ vậy, đọc sách còn có tính gợi mở cao cho GV. Đó là gợi mở về ý tưởng, về phương pháp, về nâng cao năng lực tư duy, về tính chấp nhận các phản biện… Bởi khi không đọc, không mở rộng kiến thức thì thường tự thấy kiến thức mình là “chuẩn”, là “khuôn” nên sẽ ít chấp nhận những ý kiến khác hoặc không tin rằng có những kiến thức ngoài điều mình đã biết. Từ đó có thể ít khuyến khích học sinh tranh luận, phản biện, thậm chí có ý áp đặt, thành kiến… Cũng vì vậy, GV có thể ít gợi mở cho học sinh nghĩ những hướng khác đi hoặc khích lệ góc nhìn trái chiều và kiên nhẫn lắng nghe, lý giải những góc nhìn đó để học sinh có thể có được kiến thức, nhận thức đúng đắn. Bởi, nhận thức là một quá trình, rất có thể học sinh sẽ nhìn nhận vấn đề theo một cách nào đó hoặc là đúng đắn nhưng rất lạ lẫm hoặc là sai lầm đến độ ngô nghê, GV cần lắng nghe, khích lệ các góc nhìn tích cực, đồng thời cũng dẫn dắt, định hướng cho học sinh tự nhận ra sự chưa hợp lý trong góc nhìn của mình. Đó mới thực sự là giáo dục, bởi người thầy đã làm công việc rất quan trọng và gợi mở, chỉ ra cách tiếp cận chân lý thay vì chỉ truyền đạt kiến thức và tự khẳng định rằng đó là chân lý.

2. Không chỉ “đọc”, GV còn phải “học”, học một cách chủ động, tích cực và có phương pháp. Trước hết là học ở trường lớp. Hiện nhiều GV phổ thông chủ động theo học các lớp văn bằng hai, thạc sĩ…, đó là điều rất đáng quý. Nhưng phải khắc phục cho được việc học cốt để lấy bằng mà không nâng cao được kiến thức, không cải tiến được phương pháp làm việc, không làm tăng khả năng tư duy; đặc biệt là phải chống nạn “học giả bằng thật”, tức là bằng cách này cách nọ để có bằng cấp nhưng không hề có kiến thức. Rồi phải học ở đồng nghiệp, nhất là học các phương pháp hay, các cách ứng xử phù hợp, các sáng kiến có hiệu quả… Kể cả trong các buổi dự giờ, góp ý, trao đổi hay sinh hoạt chuyên môn, mỗi người nên chắt lọc cái gì phù hợp để làm giàu cho mình về kiến thức, về kỹ năng, về phương pháp. Đặc biệt, phải chú ý học cả ở học sinh. Đừng tưởng học sinh tiểu học, THCS “có gì mà học”, thực ra các em có nhiều kiến thức, nhiều thông tin, nhiều góc nhìn mà lắm khi người lớn không nghĩ đến. Vả lại, có chú ý học các em thì mới dạy các em tốt hơn, bởi khi đó GV sẽ hiểu học sinh nghĩ gì, muốn gì, quan tâm đến gì…

Một điều quan trọng nữa là chính việc đọc và học mang một ý nghĩa rất thiết thực là làm gương cho học sinh. Lâu nay, nhiều người lên tiếng về việc lười đọc và về thái độ thiếu hứng thú học tập của học sinh. Điều này có những nguyên nhân khách quan của nó, không thể đổ hết cho học sinh được, trong đó hẳn có nguyên nhân từ GV. Nếu mỗi người thầy truyền được sự hứng khởi học tập, tìm hiểu ở mỗi buổi học hay mỗi lần gặp gỡ, truyền được tình yêu đọc sách qua bài giảng hay mỗi câu chuyện kể thì hẳn sẽ có tác động không nhỏ đến thái độ và tình cảm của học sinh. Chẳng hạn, GV môn ngữ văn khi liên hệ về một tác giả có thể đọc một đoạn đặc sắc (thơ hoặc văn xuôi) của tác giả đó thì không chỉ làm buổi học sinh động, hứng thú hơn mà còn gieo cho học sinh tình cảm tốt đẹp về bản thân người thân, về sự ham thích đọc sách, về sự tìm tòi khám phá. Hoặc có thể dẫn dắt những câu chuyện cụ thể nào đó làm tăng trí tưởng tượng, sự hào hứng cho học sinh; chẳng hạn, nói về khởi nghĩa Mai Thúc Loan có thể nhắc đến một số ý kiến cho rằng nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa này từ “nạn cống vải” để dẫn dắt học sinh hiểu về đặc sản vải ở nước ta, về cách thức nộp cống các sản vật của xứ thuộc địa, về sự vô lý của câu chuyện Mai Thúc Loan dẫn đầu đoàn phu mang quả vải sang Trung Quốc cho Dương quý phi…, rồi khuyến khích học sinh đọc các sách có liên quan…

Dĩ nhiên, khắc phục “bệnh” lười đọc sách là rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó, GV cũng cần xây dựng cho mình phương pháp đọc sách phù hợp, về thói quen chọn sách cũng như truyền đạt được những điều đó đến cho học sinh. Cần hết sức tránh trên lớp luôn thao thao rằng học sinh phải đọc sách này sách nọ nhưng bản thân mình thì như… ngoại lệ; điều đó chẳng khác nào lừa dối học sinh, thậm chí còn là một biểu hiện của đạo đức giả!

Nguyn Minh Hi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)