Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Gieo và gặt

Tạp Chí Giáo Dục

Cứ mỗi độ sang xuân, khi tiết tri tháng 3 m áp, nhng chú chim én, chim s ri t đâu bay v chao lưn trên cánh đng làng, báo hiệu thi đim bưc vào mùa gieo ht.

Những hạt giống to, đẹp được chọn từ vụ mùa trước đem đi phơi khô và được cất giữ cẩn thận vào quả bầu khô, trong cái chum sành nhỏ hay bỏ vào cái lõi phích bị hỏng rồi lấy giẻ bịt kín miệng cho hạt khỏi bị hả hơi. Có khi hạt giống còn được để lên gác bếp cho bồ hóng bám đen lại, giữ cho hạt luôn được khô. Cây chày húng là vật không thể thiếu trong mùa gieo hạt. Đó là cây gỗ nhỏ bằng cổ tay, thẳng tưng, vót nhọn một đầu dùng để ngoáy xuống đất tạo lỗ nhỏ bỏ hạt giống vào. Trẻ con trong làng cũng được giao nhiều công việc như bỏ tro vào hố đã gieo hạt, vì đây là công việc chẳng mấy khó khăn. Còn nếu được giao cho bỏ hạt thì đứa nào cũng nhăn mặt, bởi vì sợ bỏ quá tay cho tới hàng chục hạt một hố thì hỏng hết, khiến các cây non khi nảy mầm không thể cựa mình trong một khoảng không gian chật hẹp. Đã qua bao mùa gieo hạt, người dân theo kinh nghiệm cứ thế gieo hạt thẳng tắp từng hàng. Cả khoảng cách giữa các hố và các hàng cũng đều chằn chặn, để khi cây mọc lên mới đều và không quá dày.

Ấy thế mà một số tỉnh ở miền Tây Bắc đã rộ lên là “điểm sáng” trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, khi có hàng chục thí sinh cùng lọt vào các trường ĐH danh giá như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Y, ĐH An ninh nhân dân… Ai cũng biết việc bỏ quá tay hạt giống vào cùng một lỗ nhỏ chính là “bức tử” mầm xanh tương lai, cũng chẳng khác gì việc “bơm điểm” thô bạo của các cán bộ trong ngành giáo dục tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La vừa được phanh phui.

Câu chuyện đáng buồn của một nữ sinh đến từ tỉnh Hòa Bình là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã tự làm đơn xin thôi học vì phát hiện “bị” nâng khống 14,85 điểm thi. Trước đó, tân sinh viên này một mực khẳng định điểm thi là thực chất, là do bản thân nỗ lực, không hề gian dối. Đó chỉ là một trường hợp trong hơn 200 thí sinh bị phát hiện gian lận điểm thi, trong số đó gần 50 thí sinh đã được Bộ Công an giao trả về địa phương. Đáng buồn thay cô giáo tương lai không biết xấu hổ, bước lên bục vinh danh thủ khoa trong ngày khai giảng, thì còn trông chờ gì ở những người đi gieo mầm tri thức. Hay do em đã được tắm mình trong môi trường gian dối, được rửa mắt bằng những hình ảnh tiêu cực của cán bộ ngành giáo dục nhiễu nhương, khiến cho mảnh đất tâm hồn của em đã chai cứng, lãnh đạm.

Mới đây, một vị Phó Giám đốc Sở GD-ĐT có con được nâng điểm bài thi cho biết ông “rất buồn, mất hết danh dự và uy tín, chỉ biết nói vậy chứ chưa thể chia sẻ gì thêm”! Nếu là người ngay thẳng, đáng ra ông phải đặt cược uy tín và danh dự để chứng minh rằng ông vô tội. Người lớn không bao giờ cho phép con trẻ nói dối, không thích bị con trẻ qua mặt. Nhưng các vị cán bộ này lại cho mình cái quyền phát ngôn vô tội vạ, không thèm đếm xỉa đến liêm sĩ. Người ta vẫn bảo “xem quả biết cây” chẳng sai chút nào!

Khá nhiều người đã từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về một người giàu có muốn giao sản nghiệp cho con cái. Ông gọi 3 người con trai lại và giao cho mỗi người một hạt giống, với yêu cầu sau 3 tháng phải nói cho ông biết đây là hạt giống của cây gì. Người con út vâng lời cha, ngày đêm chăm sóc, tưới nước, bón phân, nhưng hạt giống chẳng mảy may nảy mầm. Thấy thế người em lại càng cố gắng chăm bón nhiều hơn. Tới hẹn 3 tháng, người em buồn lắm vì hạt giống vẫn chưa nảy mầm, trong khi hai người anh của mình lại đem đến cho cha những cây hoa đẹp, sặc sỡ. Nhìn ba chậu cây, người cha mỉm cười và tuyên bố toàn bộ sản nghiệp thuộc về người con út. Quá ngỡ ngàng, người con út hỏi cha mình vì sao con chưa thực hiện việc cha giao, cha không trách mà còn cho con gia tài. Người cha ôn tồn nói với các con: “Hạt giống mà cha đưa cho các con trước đó đã được… luộc chín rồi!”. Hạt giống đó là hạt giống niềm tin, là nền tảng của mọi thành công.

Vụ việc bê bối gian lận sửa điểm rồi cũng sẽ đưa ra ánh sáng, rồi cũng sẽ lắng dịu và lãng quên. Nhưng còn đó là câu chuyện đắng lòng của sự xuống cấp đạo đức xã hội chưa có hồi kết.

Lâm Vũ Công Chính
(giáo viên Trưng THPT Nguyn Du, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)