Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cánh diều vàng ươm

Tạp Chí Giáo Dục

Thc tình tôi đánh giá cao chương trình giáo dc ph thông mi vi nhiu thay đi tích cc…


Theo tác gi, viết sách đ dy hc là mt công vic vô cùng khó khăn, đòi hi ngưi viết phi tht am tưng v giáo dc. Trong nh: Giáo viên hưng dn hc sinh lp 1 đc ch. Ảnh: Y.Hoa

Điểm nhấn của chương trình giáo dục phổ thông mới là xây dựng theo hướng mở, chỉ đưa ra những nguyên tắc, định hướng chung các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, về nội dung giáo dục… mà không quy định quá chi tiết; trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập. Với việc có nhiều hơn một bộ sách giáo khoa (SGK) sẽ cho phép giáo viên và học sinh có quyền lựa chọn những cuốn SGK phù hợp. Dù Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 88 khi cho phép thực hiện xã hội hóa việc viết SGK, nhưng cũng không thể chắc chắn rằng việc xã hội hóa viết SGK sẽ cho ra nhiều bộ sách đạt yêu cầu ngay được. Chính vì lường trước giai đoạn đầu chuyển đổi từ một bộ sách sang nhiều SGK nên nghị quyết có nêu rõ yêu cầu Bộ GD-ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK dùng chung để tránh trường hợp xã hội hóa biên soạn SGK không thực hiện được nhiều và đầy đủ ở tất cả các môn học, cấp học thì vẫn có một bộ để đảm bảo nhu cầu dạy và học của tất cả học sinh. Và thực tế hiện nay đã xảy ra tình trạng này!

Sau những phản ứng mạnh mẽ của dư luận về ngữ liệu trong SGK Tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh diều, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu rà soát lại quyển SGK này. Thế nhưng, nhóm tác giả bộ sách này, mà Tổng chủ biên là GS. Nguyễn Minh Thuyết đã từ chối sửa. GS.TS Mai Ngọc Chừ (Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1) cho biết: “Theo quy định, những gì được cho là sai thì phải sửa. Nhưng những chi tiết trên, nằm ở mức độ khuyến cáo và nhóm tác giả đã bảo vệ được quan điểm của mình trước hội đồng. Chẳng hạn từ “nhá”, chúng tôi đã đưa ý kiến phải thay nhưng nhóm tác giả cho biết, bài học đó học sinh chưa học đến vần “ai”, chỉ học đến “a” nên phải dùng từ “nhá””. Tôi tin rằng ở một học vị cao như các giáo sư thì đâu thể ngô nghê viết ra cái sai và để cái sai “lọt” qua nhiều khâu kiểm duyệt. Nhưng chỉ cần “không phù hợp” cũng đã không được phép lưu hành. Với ba chữ “không phù hợp”, bộ SGK Tiếng Việt và Toán – Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại ngay trong vòng đầu thẩm định, dù bộ sách này đã được thực nghiệm mấy mươi năm nay. GS. Hồ Ngọc Đại khẳng định ông sẽ “không sửa nếu chỉ để được thẩm định”. Thành viên Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 cho biết: “Hầu hết các thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được GS. Hồ Ngọc Đại trực tiếp chọn ghi ở chân trang sách có chứa những từ, ngữ học sinh đã học để học sinh ghi nhớ tiếng Việt qua thành ngữ, tục ngữ đều bị hội đồng đề nghị bỏ do “không phù hợp với học sinh lớp 1””… Trong khi đó, GS. Nguyễn Minh Thuyết lại cho rằng ca dao, tục ngữ không phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 1!? Đồng thời, nhóm tác giả cũng thuyết phục được hội đồng thẩm định khi cho rằng, SGK tiếng Việt lớp 1 chủ yếu dạy âm và vần nên rất khó chọn từ ngữ đảm bảo các yếu tố, phải chọn từ ngữ phù hợp với âm của từng bài.

Cùng một vấn đề nhưng sao lại “nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Phải chăng có sự nể nang, ưu ái cho bộ sách Cánh diều vì người đứng tên Tổng chủ biên bộ sách này đồng thời là Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới? 15 thành viên của Hội đồng thẩm định quốc gia đâu chỉ làm về chuyên môn, nhưng họ phải thấy trách nhiệm với quốc gia, với nhân dân…

Viết sách để dạy học là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi người viết sách phải thật am tường về giáo dục, phải có sự nhạy bén để nắm bắt tâm lý từng lứa tuổi học sinh, mang hơi thở thời đại vào từng trang sách. Học tiếng Việt không chỉ là học đánh vần, học chữ mà ở đó là thẩm mỹ văn học, văn hóa, nhân văn. Người thầy không chỉ là thợ dạy mà còn là một nhà giáo dục. Người viết sách không chỉ là một nhà giáo dục mà còn phải là một nhà văn hóa. Việc đưa các từ địa phương vào SGK là tốt, đề cao nét đẹp “đặc sản” ngôn ngữ địa phương, nhưng đừng quá suồng sã, gán ghép một cách tùy tiện. Theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông), tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ giàu hình ảnh, mượt mà, nhưng người biên soạn không biết có phải yếu về tư duy văn học không mà đọc các bài tập đọc của họ biên soạn đôi khi thấy ngô nghê, thậm chí ngớ ngẩn. Ví dụ, ở bài về “Cò và quạ”. Khi đọc cụm từ “Thì ra quạ sắp chộp gà nhép” thì thấy người viết không hiểu nghĩa của từ “chộp”. Con quạ là loài chim. Khi nó muốn bắt gà thì phải sà xuống quắp, chứ không thể “chộp” được. Hoặc ở bài tập đọc “Thỏ thua rùa”, có câu: “Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”. Ở đây, từ “nhá” dùng không phù hợp, vì “nhá” là động từ thường để chỉ nhai những vật cứng, khó nuốt (ví dụ như chó nhá xương…). Còn con thỏ là loài động vật thường chỉ ăn cỏ, ăn lá… những thứ mềm. Trong văn cảnh của bài cũng là “cỏ, dưa”, sao lại dùng “nhá”?

Bộ GD-ĐT yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15-11. Nhưng câu hỏi đặt ra là những quyển SGK đầy “sạn” sẽ được thu hồi, chỉnh sửa ra sao khi sách đã đến tay học sinh? Bát cơm đầy “sạn” sao nỡ để học sinh “chén”. Trách nhiệm của các cấp bộ, ngành và những người có liên quan ở đâu trước những vấn đề giáo dục có tầm ảnh hưởng quốc gia?

Thanh Phúc (giáo viên)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)