Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm 2019: Các ngành “hot” vẫn chưa hạ nhiệt

Tạp Chí Giáo Dục

Kết thúc thi gian đăng ký d thi THPT quc gia và xét tuyn ĐH, CĐ năm 2019, theo thng kê, TP.HCM có gn 71 ngàn hc sinh đăng ký d thi và là đa phương có sng hc sinh đăng ký thi nhiu th 2 sau Hà Ni.

Hc sinh Trưng THPT chuyên Lê Hng Phong tìm hiu thông tin ngành ngh đ đăng ký nguyn vng xét tuyn ĐH t TS. Phm Tn H (Phó Hiu trưng Trưng ĐH KHXH-NV TP.HCM)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM vẫn tập trung vào các ngành kinh tế, tài chính, kỹ thuật, CNTT… Trong khi đó, sư phạm vẫn là ngành “khan hiếm” học sinh lựa chọn.

Hc sinh ngó lơ… ngành sư phm

Theo thống kê của Phòng học vụ Trường THPT Trưng Vương (Q.1), trong 610 học sinh lớp 12 đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay thì có 429 em chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), 181 em chọn bài thi khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh chủ yếu tập trung vào các ngành “hot” như quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, CNTT; các ngành liên quan đến xã hội tập trung vào ngôn ngữ, xã hội học, tâm lý học. Trong khi đó, chỉ có 16 học sinh lựa chọn ngành sư phạm làm nguyện vọng 1.

Tương tự, học sinh nhiều trường khác như THPT Trần Khai Nguyên (Q.5), THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8), THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4), THPT Bùi Thị Xuân (Q.1)… cũng lựa chọn đăng ký các ngành “hot” như kinh tế, quản trị kinh doanh, CNTT. Cụ thể, Trường THPT Nguyễn Văn Linh có 200 học sinh lớp 12 đăng ký bài thi KHXH và 80 em đăng ký bài thi KHTN. Về đăng ký nguyện vọng, thống kê cho thấy phần nhiều học sinh lựa chọn các ngành nghề liên quan đến kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính… Ngành sư phạm cũng có học sinh chọn nhưng không nhiều. Còn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có 227 học sinh chọn bài thi KHTN, số học sinh chọn bài thi KHXH cũng tương đương với 233 em. Trong đó, đa số các em đăng ký xét tuyển các ngành quản trị kinh doanh, du lịch, tài chính ngân hàng… 

Trước tỷ lệ học sinh chọn ngành nghề liên quan đến kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, CNTT nhiều, thầy Trần Văn Thanh (giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 Trường THPT Trưng Vương) cho rằng đây là những ngành nghề đang “hot”, được coi là “thời thượng” trong xã hội, đã tác động đến góc nhìn trong quá trình lựa chọn ngành nghề của học sinh. Bên cạnh đó, xu hướng khởi nghiệp đã và đang bùng phát mạnh mẽ trong xã hội cũng có thể là một trong những lý do ảnh hưởng đến xu hướng chọn ngành nghề của học sinh. Về thực trạng học sinh ít quan tâm đến ngành sư phạm, đứng ở góc độ nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, thầy Thanh nhìn nhận có thể xuất phát từ góc nhìn thực tế của các em, những đặt để của nghề trong bối cảnh hiện nay với tính đặc thù và đòi hỏi cao của xã hội.

Riêng xu hướng lựa chọn ngành quản trị kinh doanh, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) đánh giá quản trị kinh doanh là ngành rất bao quát. “Học sinh lựa chọn ngành này nhiều một phần do đây là ngành “hot”, một phần có thể do chính các em chưa có sự định hướng rõ ràng về nghề nghiệp sau này của bản thân”, thầy Hùng bày tỏ.

Chn 2 bài thi, phi c gng tht nhiu

Theo thng kê, k thi THPT quc gia năm nay, c nưc có khong 27 ngàn thí sinh đăng ký d thi 2 bài thi KHTN và KHXH.

Theo thống kê của nhiều trường THPT tại TP.HCM, số học sinh chọn 2 bài thi KHTN và KHXH trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các năm trước. Cụ thể, tại Trường THPT Trần Khai Nguyên có 1 học sinh đăng ký; Trường THPT Nguyễn Văn Linh có 2 học sinh, còn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ có 8 học sinh… Thầy Thái Quang Cường (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ) cho hay, do năng lực học tập của học sinh tại trường với hai khối KHTN và KHXH là ngang nhau nên nhiều em lựa chọn 2 bài thi KHTN và KHXH trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Một lý do nữa, theo thầy Cường là để học sinh dễ dàng đổi nguyện vọng xét tuyển sau khi có điểm thi THPT quốc gia, đồng nghĩa với việc tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH yêu thích. “Khi tư vấn, nhà trường cũng đã phân tích ngọn ngành, nói những cái được, cái mất khi lựa chọn 2 bài thi cho các em biết. Nhưng học sinh vẫn lựa chọn thì đó là quyền của các em, miễn các em tự tin và thật sự cố gắng với lựa chọn của mình”, thầy Cường chia sẻ.

Chung nhận định, cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh) cho biết trên nguyên tắc không nghiêm cấm học sinh lựa chọn cả 2 bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cả 2 bài thi, học sinh sẽ phải chịu áp lực rất lớn so với những em lựa chọn 1 bài thi. “Thay vì chỉ phải ôn tập 6 môn, các học sinh chọn 2 bài thi phải ôn 9 môn. Cùng với đó, việc thay đổi phương thức xét tốt nghiệp theo tỷ lệ 7/3, đặt nặng vai trò điểm thi THPT quốc gia thì học sinh sẽ phải cố gắng gấp nhiều lần”, cô Giao phân tích.

Cũng theo cô Giao, khi tìm hiểu, học sinh chọn 2 bài thi đều với mục đích làm đa dạng các tổ hợp xét tuyển sau khi có điểm thi THPT quốc gia. “Việc xuất hiện nhiều tổ hợp mới, lạ, có sự trộn lẫn các môn KHTN, KHXH là một trong những nguyên nhân khiến học sinh chọn 2 bài thi để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH. Còn về xét tốt nghiệp, nguyên tắc tổ hợp nào có kết quả cao hơn thì sẽ sử dụng tổ hợp đó để xét tốt nghiệp”.

Lời khuyên dành cho học sinh lựa chọn 2 bài thi, theo cô Giao, các em phải đảm bảo không bỏ thi một môn nào, xây dựng một thời khóa biểu khoa học để ôn tập hiệu quả 9 môn thi.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)