Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghề nghiệp của tôi bắt đầu từ… Victor Hugo

Tạp Chí Giáo Dục

Có l trong cuc đi mi con ngưi, ai cũng có nhng khonh khc làm thay đi cuc đi. Vi tôi, mt trong nhng khonh khc “đ đi”, n tưng khó phai là t s vic trong đon trích “Nhng ngưi khn kh” đã khiến tôi suy ngm rt nhiu, và đó cũng là khonh khc quyết đnh ngh nghip trong tôi.

Hc sinh Trưng THPT Gò Vp (TP.HCM) đt câu hi trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc (nh minh ha). Ảnh: T.Tri

Ngay từ khi còn là cậu học sinh bé nhỏ, tôi đã từng ước mơ trở thành giáo viên. Ước mơ ấy ngày càng lớn dần (bất biến) trong tôi. Còn việc xác định làm giáo viên dạy môn gì thì bản thân tôi vẫn chưa biết. Thế nhưng, đến năm học lớp 11, câu trả lời đã rõ sau khi tôi học một đoạn trích của văn học nước ngoài mà tác giả chính là thiên tài văn học Victor Hugo.

Trước đó, tôi chưa biết Victor Hugo là ai. Đó là điều dễ hiểu của những cô cậu học sinh trường làng chỉ có kiến thức văn học từ… sách giáo khoa. Chỉ với sự việc nhân vật Giăng Van-giăng – nhân vật chính trong tác phẩm “Những người khốn khổ”, là một cố nông nghèo khổ, vì đói khát quá, không đủ tiền để nuôi bảy đứa cháu con của bà chị góa chồng, nên ăn cắp một chiếc bánh mì, thế là bị kết án 5 năm tù khổ sai.

Chỉ vì ăn cắp một chiếc bánh mì vì những đứa cháu đói khổ của mình mà phải chịu tù đày? Tại sao lại xã hội bất công, thối nát như vậy? Trong đầu cậu học sinh tuổi 17 đặt ra rất nhiều câu hỏi. Tôi nghĩ ngợi nhiều lắm. Và tôi thương cảm cho một nhân vật sống cách xa tôi về cả thời gian lẫn không gian. Tôi dường như đã “khóc thầm” thương cho nhân vật sống cách xa thời đại của mình. Cũng từ đó, tôi càng yêu văn chương hơn, quyết định sẽ trở thành giáo viên dạy văn. Thời học sinh, tôi chỉ biết Victor Hugo với vài thông tin ngắn gọn trong trang sách giáo khoa và đoạn trích ấy. Lên ĐH, tôi được tiếp cận nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông, nhất là tác phẩm “Những người khốn khổ”.

Trở lại vấn đề từ việc Giăng Van-giăng ăn cắp bánh mì vì những đứa cháu nghèo đói của mình. Đọc đoạn trích ấy, trong tôi trào dâng hai cảm xúc đối lập: căm ghét xã hội bất công, thối nát và thương yêu, trân trọng những người lao động nghèo khổ. Tôi đã chọn cho mình đến với con đường văn chương. Tôi dành thời gian học văn nhiều hơn một chút, và luôn nằm trong tốp đầu của lớp về văn chương (điểm số trung bình thời ấy ngót nghét 6,5 là cao lắm rồi). Nhà nghèo, lại đông anh em (nhà tôi có 10 anh em) nên việc học của tôi là một chặng đường đầy gian nan và thử thách. Ngày đó, quê tôi còn lắm người nghèo nên việc học sinh nghỉ học sớm là chuyện bình thường. Anh chị em tôi cũng thế, không ai tốt nghiệp nổi cấp hai. Cái nghèo cứ đeo bám. Nhiều lần tôi tính bỏ học nhưng vì ham học quá, lại được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè nên tôi đã vượt qua thời học sinh. Tốt nghiệp THPT, vì cái nghèo, tôi đành gác chuyện thi cử và quyết định vào TP.HCM xin làm công nhân. Tôi làm công nhân cơ khí cho một doanh nghiệp tư nhân, tính lương theo ngày, mỗi ngày 20 ngàn đồng, tăng ca thêm 4 tiếng sẽ nhận được thêm 10 ngàn đồng và có thêm bữa cơm tối. Vốn là con nhà nghèo, được tăng ca là tôi mừng lắm. Bởi vậy, tôi rất khoái được tăng ca. Mỗi tháng kiếm được trên dưới 600 ngàn đồng quả là rất lớn.

Những ngày đầu làm công nhân, ký ức của một cậu học sinh nghèo với những tháng năm vất vả cứ ùa về trong tôi; những kỷ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và mái trường cứ ẩn hiện trong dòng hồi ức. Tôi khát khao vào ĐH lắm, khát khao trở thành giáo viên dạy văn lắm! Song tôi nghĩ ước mơ chỉ là ước mơ thôi, vì 2 lý do: thứ nhất, học sinh thành phố học ngày học đêm, còn mình thì tối ngày làm công nhân chắc chắn thi sẽ không đâu; thứ hai, có đậu thì đào đâu ra tiền để học nên tôi nghĩ mình không có cơ hội đến trường nữa. Càng làm việc tôi càng nhớ về thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ trường lớp. Tôi ước mơ một lần được dự thi ĐH. Với 2 lý do ở trên nhưng tôi vẫn muốn được dự thi ĐH chỉ vì “được biết thi ĐH như thế nào?”. Thế là ngày đi làm, tối tôi tự mày mò đèn sách. Được dự thi ĐH, tôi hạnh phúc lắm! Ngờ đâu tôi đậu 2 trường (một ĐH và một CĐ). Mừng ít lo nhiều. Nghĩ ngợi nhiều lắm. Giảng đường ĐH thật gần khi tôi đã đậu nhưng cũng thật xa vời khi cái nghèo là một bài toán không đơn giản giải nó. Cuối cùng, tôi cũng trở thành sinh viên. Và đã trở thành người thầy dạy văn.

Tôi dạy học ở TP.HCM đã gần nửa cuộc đời của sự nghiệp trồng người (15 năm) và dạy ở nhiều môi trường khác nhau, biết bao cảnh học sinh đáng thương, đáng trân trọng và cần giúp đỡ… Song song với nghề dạy học, tôi sáng tác thơ, truyện ngắn và nhất là làm cộng tác viên của nhiều tờ báo.

Nếu không có Victor Hugo chưa hẳn đã có một thầy giáo dạy văn trong tôi. Chính thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỷ XIX cho đến nay, một con người đã được cả thế giới ngưỡng mộ, không chỉ là những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ, văn minh, nghĩa tình của danh nhân văn hóa nhân loại đã là động lực và nguồn cảm hứng chắp cánh cho tôi bay cao, bay xa trong nghề giáo cũng như văn chương.

Nghề dạy học thật cao quý. Như những tấm gương trong sáng của những người thầy đã dạy mình, đặc biệt là thiên tài Victor Hugo, tôi tự nhủ với bản thân là luôn hết mình vì học sinh thân yêu, vừa gieo con chữ vừa gieo vào tâm hồn các em lối sống đẹp, bởi “người thầy giỏi không chỉ dạy học sinh những câu chữ có sẵn mà dạy bằng cả tâm hồn mình”.

Hoàng Thái

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)