Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Bệ đỡ” của những mảnh đời bất hạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 20 năm làm cng tác viên T chc h tr tr em quc tế (HOLT), v chng ông Phm Duy Trc, hin phưng Ni Hiên Đông (qun Sơn Trà, Đà Nng) đã làm “b đ” nuôi tm 24 đa tr m côi, bt hnh đ t đó các em tìm đưc nhng gia đình mi hoc tr v bình yên trong vòng tay ngưi thân sau khong thi gian khó khăn…

Mi con đến vi gia đình, ông Trc đu ghi nht ký làm k nim cho các con

1.“Một chiều đầu tháng 3-1996, tôi cùng cháu Trinh (cháu gọi vợ tôi bằng dì) đến Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi đón con Đ.T.M.P về nhà. Con lúc ấy tầm chưa đầy 3 tuổi, người gầy ốm. Dù hai vợ chồng đã có hai mặt con nhưng cảm giác lúc ôm con vào lòng để đưa về nhà mình thật xúc động và hồi hộp”, ông Phạm Duy Trực nhớ lại lần đầu tiên đón trẻ về làm “con tạm” thuộc chương trình “Gia đình nuôi tạm”, sau một năm kể từ ngày ông tình nguyện làm cộng tác viên Tổ chức HOLT. 

Thời điểm ấy, ông đang là Chủ tịch HĐND phường Tam Thuận (quận Thanh Khê). Ông bảo, ông từng có những tháng ngày quân ngũ, có khi tham gia chiến đấu tận chiến trường Campuchia, chứng kiến đồng đội mình ngã xuống trong chiến tranh lửa đạn, có người để lại những đứa con thơ thật xót xa. Nên khi biết được thông tin HOLT tuyển cộng tác viên, ông bàn với vợ đăng kí làm gia đình nuôi tạm. Có chung niềm yêu mến trẻ, vợ ông lúc ấy dù bận bịu với công việc cũng gật đầu đồng ý. Ông Trực kể, hôm đón P. về nhà, cuộc sống ít nhiều bị đảo lộn bởi giai đoạn chăm trẻ của hai vợ chồng đã qua thì nay quay lại với tã lót, bình sữa, hát đưa nôi… Những đêm đầu, hai vợ chồng hầu như ngủ ít, nghe tiếng con khóc là bật ngay dậy dỗ dành. Rồi không theo con từ bé nên phải theo dõi xem con thích ăn gì, giờ giấc ngủ ra sao để tiện chăm con. Lúc mới về, P. cũng hay ốm vặt, chuyện đưa con đi bệnh viện không còn lạ đối với ông bà. “P. thiệt thòi vì mồ côi cha từ lúc mới sinh ra, mẹ một mình nuôi hai con rất khó khăn nên vợ chồng tôi bù đắp nhiều nhất có thể cho cháu. Ở nhà lúc ấy con trai tôi là cháu Thụy cũng rất quý em. Hai anh em quấn quýt nhau lắm. Bước qua giai đoạn đầu xáo trộn thì mọi thứ đi vào nề nếp, P. hết ốm vặt và tăng cân”, ông Trực nhớ lại. Hơn 1 năm sau đó, khi cơn khủng hoảng sau những mất mát qua đi, mẹ P. đón em về gia đình. “Nỗi buồn là thứ không tránh khỏi nhưng trả con về, vợ chồng tôi vẫn luôn mong mỏi con được hạnh phúc”, ông Trực nói.

2.Ông Trực kể, mỗi cháu đến với gia đình đều để lại những kỷ niệm khó quên. Để các con mai này muốn tìm về những năm tháng ấu thơ ấy, ông đều viết nhật ký mỗi ngày. Từ thời gian đến trung tâm đón con, đến quá trình con khôn lớn, những trò nghịch trẻ con đến những phút giây nũng nịu đáng yêu đều được ông ghi lại. Minh chứng cho điều ấy, ông đưa tay lật giở những trang sổ cũ mèm, mỗi cháu đến với vợ chồng ông đều được dành vài trang giấy trong cuốn sổ ấy để ghi chép, ông cũng cẩn thận lưu lại những tấm ảnh cho các con kèm lời chú thích tháng năm, sự kiện… Ngừng lại trên trang sổ có dòng bút bi màu đen khá cũ, ông Trực bảo, đây là nhật ký cho con N.C.T (SN 1997). C.T bị mẹ bỏ rơi ở Bệnh viện Duy Xuyên. Ngày ông đón con về chỉ tầm 5, 6 tháng tuổi. Sự thiệt thòi của T. nhận được nhiều yêu thương nhất, quấn quýt nhất nên ngày con được bố nuôi người nước ngoài đón đi, ông dành đến 11 trang sổ viết riêng cho con. “Mẹ và ba ru T. ngủ rồi đặt vào giường. T. ngủ ngon lành còn ba mẹ không kìm nổi nước mắt. Ra về và cả đêm ấy cả nhà hầu như không ai ngủ được”, ông viết. Nhiều lần sau đó, ông lặng lẽ quay lại cổng trung tâm đứng nhìn T. từ xa, lặng lẽ lau nước mắt…

Tnh k nim gia đình v chng ông Trc và bà Thanh cùng cháu M.P lúc còn  vi gia đình (P. là cháu gái nh đưc bế)

3.Có thể nói, 24 mảnh đời đến với gia đình ông Phạm Duy Trực và bà Trần Thị Thanh ở ngôi nhà nhỏ thuộc phường Tam Thuận (Thanh Khê) ngày ấy là 24 mảnh đời sinh ra trong những gia đình khác nhau nhưng có chung niềm thiệt thòi mồ côi, nghèo khó hoặc bị bỏ rơi… Cháu ở lại gia đình ông bà nhanh nhất 6 tháng, lâu nhất là hơn năm rưỡi. Cháu rời gia đình ông gần nhất cách nay tầm chưa đến 1 năm… Khó có thể hình dung được khó khăn thế nào khi ông bà phải sắp xếp vẹn tròn công việc của mình lại vừa chăm các con. Ông bảo, chỉ có tình thương vô bờ bến mới làm được điều ấy. Hàng ngày ngoài giờ làm ở cơ quan, ông bà đều tất bật trở về nhà, dành hết thời gian cho các con. “Mình chăm các con, nếu mình vui vẻ và tận tình yêu thương thì đổi lại các con mến mình, khỏe mạnh không ốm đau”, chân lý của ông Trực bà Thanh đơn giản có vậy mà giàu nhân văn.

Ông Trực nói, ngoài 6 cháu được các gia đình ở Mỹ nhận nuôi thì các cháu còn lại sau thời gian “ở tạm” đã ổn định tinh thần và được gia đình đón về nuôi. Có cháu được sống trong vòng tay yêu thương nhưng cũng có cháu vẫn là nỗi trăn trở của vợ chồng ông khi gia đình các cháu còn nhiều khó khăn. Dù không còn sự gắn bó như ngày các con còn ở với gia đình nhưng ông vẫn luôn âm thầm dõi theo con trong mỗi bước trưởng thành.

Không chỉ làm chốn đi về cho những phận đời mồ côi, ông Trực sau ngày nghỉ hưu ở phường Tam Thuận, còn tiếp tục làm Chủ tịch Hội Khuyến học phường ở đó suốt 10 năm. Hai năm lại đây ông chuyển nhà về Sơn Trà, lại tiếp tục làm Ủy viên thường trực Hội Khuyến học quận. 12 năm ấy, ông đã chung tay tiếp sức cho hàng ngàn học trò nghèo tới trường học chữ. Với ông hạnh phúc là cho đi. “Năm 2008, bố mẹ nuôi ở Mỹ có đưa cháu P.L quay trở lại thăm chúng tôi. Năm trước, cháu M.P cũng mời tôi dự tiệc cưới và chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống với tôi. Hạnh phúc nhất với vợ chồng tôi là biết được các con có cuộc sống tốt”, ông Trực cười rạng rỡ.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)