Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cơ sở GDNN: “Khai tử” nghề cũ, phát triển nghề mới

Tạp Chí Giáo Dục

Có gì dy ny, chưa mnh dn b ngành ngh cũ, nhiu trưng cùng đào to mt ngành ngh trong khi cht lưng không vưt tri…, đó là nguyên nhân khiến giáo dc ngh nghip (GDNN) không thu hút ngưi hc.

Hc sinh Trưng TC ngh K thut Công ngh Hùng Vương thc hành ngh cơ khí

Các chuyên gia GDNN cho rằng, để thu hút người học nghề cần có một cuộc cải tổ về mọi mặt, trong đó không thể không nhắc đến quy hoạch lại ngành nghề. Cụ thể là bỏ ngành nghề xã hội không còn chuộng để tập trung đầu tư những ngành nghề mới theo hướng chuyên sâu.

Ưu tiên đào to ngành ngh khó xã hi hóa

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) khẳng định việc quy hoạch, lựa chọn và đầu tư trường nghề chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm đã tạo điều kiện cho các trường phát huy thế mạnh đào tạo. Lâu nay các trường cũng muốn phát triển ngành nghề trọng điểm nhằm xây dựng vị thế riêng nhưng chưa có cơ sở pháp lý và hơn hết là kinh phí còn hạn hẹp, nhất là trường hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Đây là cơ hội để các trường mạnh dạn đầu tư phát triển ngành nghề thế mạnh của mình.

Hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM bức xúc: Hiện nay một số trường không tuyển sinh được nhưng mỗi năm vẫn được cấp ngân sách hoạt động. Điều này dẫn đến các trường ỷ lại vào ngân sách, trường có đào tạo ngành nghề gì thì tuyển sinh ngành nghề nấy, thậm chí mấy mươi năm hoạt động chỉ có bấy nhiêu ngành nghề đó. Cũng theo vị hiệu trưởng này, cần quy hoạch lại ngành nghề đào tạo và cả hệ thống trường nghề để tập trung đầu tư cho trường nào tuyển sinh được, “khai tử” trường sống bám vào ngân sách.

“Các trưng đưc la chn đào to ngành ngh trng đim phi bám sát thế mnh ca đa phương nhm đáp ng yêu cu th trưng lao đng”, ông Nguyn Văn Lâm (Phó Giám đc S LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cu.

Được biết, từ năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đã cùng với các bộ/ngành lựa chọn, phê duyệt ngành nghề trọng điểm và trường được lựa chọn đào tạo ngành nghề trọng điểm. Theo đó, cả nước có 412 trường được lựa chọn đào tạo các ngành nghề trọng điểm với 1.504 lượt ngành nghề trọng điểm (trong đó 342 lượt ngành nghề cấp độ quốc tế; 293 lượt ngành nghề cấp độ khu vực ASEAN và 869 lượt ngành nghề cấp độ quốc gia). Ở các trường CĐ-TC công lập có 134 ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia. Đối với các trường CĐ-TC ngoài công lập, trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã lựa chọn 64 ngành nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 18 ngành nghề cấp độ quốc tế; 28 ngành nghề cấp độ khu vực ASEAN và 64 ngành nghề cấp độ quốc gia). Về trường được lựa chọn ngành nghề trọng điểm: có 50 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm với 129 lượt ngành nghề trọng điểm (trong đó 27 lượt ngành nghề cấp độ quốc tế; 32 lượt ngành nghề cấp độ khu vực ASEAN và 70 lượt ngành nghề cấp độ quốc gia).

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, các ngành nghề trọng điểm được lựa chọn là ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn phải phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của từng ngành, phù hợp với xu hướng phát triển của từng địa phương. Cũng theo ông Quân, những ngành nghề cần được duy trì, bảo tồn hoặc khó thực hiện xã hội hóa như nhóm ngành đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu… Bộ LĐ-TB&XH cũng đã ưu tiên những nhóm ngành nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp; những ngành nghề phục vụ trực tiếp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (thuộc các lĩnh vực như công nghệ thông tin; vật lý; sinh học); các ngành nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và các ngành nghề gắn với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; 8 nhóm lĩnh vực ngành nghề được tự do dịch chuyển (gồm: nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN…

Tp trung phát trin ngành ngh thế mnh

TS. Huỳnh Thành Điền (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, lâu nay các trường tuyển sinh đào tạo theo kiểu “có gì dạy nấy” mà chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động. Điều này dẫn đến tình trạng trường nào cũng có ngành nghề giống nhau, trong khi chất lượng đào tạo thì chưa được doanh nghiệp đánh giá cao. “Lựa chọn đầu tư ngành nghề trọng điểm là để các trường tự tìm chỗ đứng cho mình. Để cạnh tranh trong giai đoạn tuyển sinh nghề như hiện nay, các trường cần loại bỏ các ngành nghề tuyển sinh kém, xã hội không còn nhu cầu cao mà hãy tập trung ngành, nghề thế mạnh, chuyên sâu…”, ông Điền định hướng.

Từ thực tế này, ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) yêu cầu các trường được lựa chọn đào tạo ngành nghề trọng điểm phải bám sát thế mạnh của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Ông Lâm cũng đề nghị các trường phối hợp làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực để tuyển sinh các nhóm ngành trọng yếu của TP như chế biến tinh lương thực thực phẩm, nông lâm nghiệp – thủy sản, cơ khí, công nghệ thông tin… Nội dung chương trình đào tạo gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phải có sự tham gia của doanh nghiệp trong việc góp ý, biên soạn và trực tiếp đào tạo.

Có th đ xut điu chnh, b sung ngành ngh trng đim

Các trường TC-CĐ được lựa chọn xây dựng trường chất lượng cao và trường có đào tạo ngành nghề trọng điểm có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025 gửi thông tin từng ngành nghề về Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) để làm cơ sở xét duyệt. Đây là nội dung công văn do Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân ký ban hành mới đây. Công văn cũng yêu cầu các trường đề xuất điều chỉnh, bổ sung ngành nghề trọng điểm phải có thuyết minh về sự cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển nhân lực có tay nghề của từng ngành, địa phương. Theo đó, danh mục ngành nghề trọng điểm phải thuộc danh mục ngành nghề cấp IV trình độ TC-CĐ quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BLĐTBXH và Thông tư 06/2019/TT-BLĐTBXH.

Theo Thứ trưởng Lê Quân, mục đích của đề xuất bổ sung ngành nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế là để đánh giá chất lượng đào tạo, làm cơ sở rà soát lại mạng lưới cơ sở GDNN thuộc phạm vi quản lý và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, địa phương.

T.Tri

Ông Lâm cho biết thêm, thực hiện đầu tư xây dựng trường chất lượng cao, trường có nghề trọng điểm, tại TP đã có 8 cơ sở GDNN công lập đã được đầu tư với tổng mức gần 1,2 tỷ đồng. Kinh phí này phục vụ phát triển thành trường chất lượng cao, đầu tư ngành nghề trọng điểm, ngành nghề mũi nhọn, mua sắm trang thiết bị… “Từ kinh phí này, các trường có thể chi thêm để mở ngành nghề, mua sắm trang thiết bị theo xu hướng của doanh nghiệp, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả gây lãng phí”, ông Lâm lưu ý.

Ông Phạm Hữu Lộc (Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng) cho biết với khoảng 200 triệu đồng từ ngân sách của TP, trường sử dụng cho dự án đầu tư phát triển ngành cơ khí thành ngành mũi nhọn của trường. Tương tự, cũng với kinh phí tương đương như trên, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đã đầu tư phát triển ngành cơ điện tử…

T.Anh

Bình luận (0)