Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Sẵn sàng “nhấn nút chạy”

Tạp Chí Giáo Dục

Công tác chun b đi ngũ giáo viên (GV), cơ s vt cht, sách giáo khoa (SGK) cơ bn hoàn thành, ngành GD-ĐT TP.HCM đã sn sàng bưc vào thc hin Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2018 bt đu t lp 1, năm hc 2020-2021.


Ông Nguyn Văn Hiếu   Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã chia sẻ điều này với Báo Giáo dục TP.HCM trước thềm năm học mới.

Năm học 2020-2021, TP.HCM có 2.348 trường học công lập và ngoài công lập với hơn 1,7 triệu HS, tăng hơn 50 ngàn em so với năm học 2019-2020. Tính riêng HS không có hộ khẩu tại TP là hơn 377 ngàn em, áp lực này làm gia tăng sĩ số HS/lớp và điều kiện về sân chơi, bãi tập, ảnh hưởng đến các lớp đang học.

Tuy nhiên, ngành GD-ĐT TP luôn tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền quận, huyện rà soát quy hoạch giáo dục, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân cư trên địa bàn, kể cả người dân nhập cư và tăng tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày. Năm học 2020-2021, TP dự kiến đưa vào sử dụng 90 dự án trường học với 1.371 phòng học mới (tăng thêm 868 phòng) với tổng mức đầu tư là 4.575.601 triệu đồng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn giáo dục của chương trình mới.

Qua thống kê, năm học mới có khoảng 80.830 GV tham gia giảng dạy. Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), GV, nhất là ở cấp tiểu học đều được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, SGK chương trình mới do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP tổ chức. Chuẩn bị cho năm học mới này, cấp tiểu học dự kiến có 6.313 GV/3.550 lớp học (trong đó có 3.683 GV dạy nhiều môn) đảm bảo tỉ lệ và đủ số lượng GV giảng dạy lớp 1 mới.

Ngoài chuẩn bị về đội ngũ, cơ sở vật chất, trong các năm học vừa qua, ngành GD-ĐT TP đã chủ động đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm chuyển dần từ chủ yếu trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất HS. Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng và thời lượng dạy học; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn, đưa hoạt động trải nghiệm vào chính khóa, áp dụng giáo dục STEM, triển khai các giải pháp giảm tải chương trình, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.

Bên cạnh đó, ngành còn xác định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết. Với Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh tại Sở GD-ĐT sử dụng các công cụ trực tuyến để quản lý, báo cáo, thống kê trong ngành. Đội ngũ GV được tập huấn, sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến (E-learning) và vận dụng hiệu quả, được Bộ GD-ĐT đánh giá cao, là thời cơ tốt để đẩy mạnh chuyển đổi hình thức dạy học, hoàn thiện kho tài nguyên học liệu số, mở ra cơ hội cho HS chủ động tự học trực tuyến trên môi trường không gian số, mọi lúc mọi nơi.

Với những bước chuẩn bị này đã mang đến tâm thế sẵn sàng cho ngành GD-ĐT TP thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018.

+ PV: Thưa ông, TP.HCM đã sn sàng bưc vào thc hin Chương trình GDPT 2018 vi s chun b trưc đó như thế nào?

Ông Nguyn Văn Hiếu – Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM: Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT TP đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV ngay từ năm 2019, nhất là cấp tiểu học. Sở đã tích cực phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Tập đoàn Viễn thông Viettel tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cốt cán để triển khai đại trà cho GV toàn TP; đảm bảo tất cả CBQL, GV được tập huấn, bồi dưỡng và hoàn thành chương trình bồi dưỡng, SGK GDPT 2018 đạt kết quả theo quy định.

Sở cũng chủ động liên kết với các trường ĐH sư phạm mở lớp bồi dưỡng các module để đảm bảo điều kiện đội ngũ CBQL, GV thực hiện hiệu quả chương trình, song song với việc tiếp tục thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ. Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở GDPT trên địa bàn tạo điều kiện cho tất cả CBQL, GV được tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình mới.

Về cơ sở vật chất, TP đã đạt khoảng 290 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3-18 tuổi), gần đến đích 300 phòng/10.000 dân theo chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X đề ra. Các trường học cũng hoàn thành kế hoạch sửa chữa, thay thế, mua sắm bổ sung những thiết bị dạy học cần thiết và đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới tối thiểu phục vụ dạy và học của chương trình.

Về SGK, cả 5 bộ sách Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được chọn sử dụng ở các trường tiểu học, trong đó tỉ lệ chọn bộ sách “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm khoảng 80%. Việc chọn sách đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT trên tinh thần chủ động, khách quan, minh bạch tại các cơ sở giáo dục.

Trước khi bước vào năm học mới, Sở GD-ĐT tiếp tục tổ chức kiểm tra điều kiện thực hiện chương trình mới cấp tiểu học ở một số quận, huyện để đảm bảo mọi sự chuẩn bị đồng bộ, sẵn sàng bước vào thực hiện chương trình.

+ Mi năm ngành GD-ĐT luôn n lc chun b các điu kin dy hc nhưng thc trng thiếu GV b môn vn xy ra. Phòng hc mt s qun, huyn vn chưa đáp ng t chc dy hc 2 bui/ngày cho tt c HS. Vy ngành có nhng gii pháp khc phc như thế nào thưa ông?

Thiếu GV các bộ môn như ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, âm nhạc, thể dục là thực trạng nhiều năm nay. Sở cũng đã kiến nghị các trường đại học đào tạo GV tăng chỉ tiêu đào tạo và tổ chức bồi dưỡng để đảm bảo yêu cầu đội ngũ cho chương trình mới. Và hai năm trở lại đây, TP đã bỏ yêu cầu phải có hộ khẩu TP.HCM trong tuyển dụng, tạo điều kiện cho GV, sinh viên tốt nghiệp đại học ở các tỉnh, thành trên cả nước đều được tham gia tuyển dụng GV tại TP.HCM.

Tương tự, ở một số quận, huyện có dân số tăng cơ học cao, trường lớp chưa đáp ứng được tổ chức 100% dạy học 2 buổi/ngày cho HS thì trước mắt tăng cường thực hiện các hoạt động khác vào ngày thứ bảy trong tuần. Cách làm này đảm bảo HS được đủ kiến thức chương trình mới và có thời gian tham gia các hoạt động trải nghiệm, phát triển phẩm chất, năng lực theo định hướng chương trình.

+ Thưa ông, có s lo ngi “mt chương trình s dng nhiu b SGK” s nh hưng đến kim tra, đánh giá HS. Liu có đúng không?

Các bộ SGK đều thể hiện mục tiêu chung của chương trình là sau khi học hết một lớp hoặc một cấp học thì HS phải đạt được kỹ năng nhất định để phát huy phẩm chất, năng lực. Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện trên cơ sở lập luận kiến thức, kỹ năng chung chứ không kiểm tra riêng kiến thức ở từng loại SGK, do đó phụ huynh, HS không nên quá lo lắng. Ví dụ như đề thi tiếng Anh đã chuẩn hóa quốc tế thì có thể tổ chức thi bất kỳ quốc gia nào, và HS các quốc gia đều tham gia được kỳ thi.


Mi năm TP đưa vào s dng hàng ngàn phòng hc mi, đáp ng ch hc cho HS

Mặt khác, các bộ SGK sử dụng trong chương trình mới là tài liệu dạy học chứ không phải “pháp lệnh” như trước đây là phải dạy hết kiến thức trong SGK. Theo đó, GV được chủ động thực hiện các nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng HS, giúp các em tiếp thu đầy đủ kiến thức. GV cũng được quyền nghiên cứu, lựa chọn các tài liệu phù hợp khác, hoặc sử dụng nguồn dữ liệu dạy học trên kho dữ liệu chung của TP để bổ sung cho kế hoạch dạy học.

Sở luôn khuyến khích tinh thần sáng tạo, chủ động đổi mới phương pháp dạy học của GV để có được một kế hoạch dạy học phù hợp với HS, đáp ứng mục tiêu chương trình là phát huy phẩm chất, năng lực từng em.

+ Giá bán SGK mi cao hơn nhiu so vi SGK cũ, ngành GD-ĐT có h tr gì đ HS có hoàn cnh khó khăn có đ sách hc. Ph huynh nên mua sách đâu đ đm bo cht lưng thưa ông?

SGK chương trình trước in đại trà, dùng chung cả nước, có trợ giá của Chính phủ nên giá bán không cao. Còn Chương trình GDPT 2018 sử dụng nhiều bộ SGK, thực hiện xã hội hóa với sự tham gia của nhiều NXB, sách in đạt chất lượng, hình ảnh đẹp nên giá thành cao hơn. Tuy nhiên, mỗi thư viện trường học đều có các bộ SGK dùng chung, các em HS có hoàn cảnh khó khăn nếu không mua đủ sách có thể mượn để sử dụng. Kinh phí trang bị SGK dùng chung từ ngân sách chi thường xuyên của nhà trường.

Việc cung cấp sách do các NXB thực hiện, phụ huynh có thể đăng ký mua sách tại trường học nhưng việc này không áp đặt.

+ Xin cm ơn ông!

Ngc Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)