Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cần nhất quán sách giáo khoa với từ điển

Tạp Chí Giáo Dục

Va ri có ph huynh cho tôi xem cun sách “Các con vt có tên là t láy” ca NXB Kim Đng dành cho tr em la 3-5 tui (nh), kèm theo câu hi: “Le le, châu chu, cào cào có phi là t láy?” làm chúng tôi hơi lúng túng.

Mt ni dung trong cun sách “Các con vt có tên là t láy” ca NXB Kim Đng

Tiếp theo, tôi càng ngỡ ngàng hơn khi đọc cuốn Từ điển từ láy tiếng Việt [Hoàng Văn Hành (cb), 2006, NXB Văn hóa Sài Gòn] thấy nhiều mục từ là tên các con vật, đồ vật, cây cối…, trong đó tên những con vật quen thuộc có thể kể ra là: ba ba, bìm bịp, bươm bướm, cào cào, tắc kè, chào mào, châu chấu, chèo bẻo, chích chòe, chiền chiện, chuồn chuồn, đa đa, đom đóm, đồi mồi, le le, nòng nọc, se sẻ, tê tê, thằn lằn, thuồng luồng, tu hú…; tên đồ vật và cây cối: bong bóng, bùi nhùi, bùng binh, lục lạc, xúc xích; bìm bìm, bo bo, bòn bon, chà là, chôm chôm, dâu da, lồ ô, thốt nốt… Theo lời nói đầu của cuốn sách, cuốn từ điển này được NXB Giáo dục ấn hành lần đầu vào năm 1995, đến nay đã được nhiều NXB in lại nhiều lần có sửa chữa, bổ sung, nhưng vẫn giữ nguyên các mục từ tên con vật, đồ vật, cây cối như trên.

Trong lời nói đầu (viết vào tháng 1-1998), các tác giả đã nêu rõ quan điểm về từ láy của nhóm biên soạn: “láy là một hiện tượng ngôn ngữ lí thú, mang tính đặc thù của tiếng Việt với tất cả tính đa dạng và không kém phần phức tạp của nó. Nhiều vấn đề của hiện tượng láy như phân biệt từ láy với dạng láy, láy với ghép, giới hạn về mối quan hệ giữa âm thanh với ý nghĩa của từ láy… vẫn còn đang bỏ ngỏ. Cho nên, nếu như trong cuốn từ điển này vẫn còn một số mục từ mà đang nằm ở giáp gianh (ranh) của những quan niệm khác nhau – láy hay không phải là láy, thì cũng là điều dễ hiểu”. Mặc dầu vậy, chúng tôi thấy cũng còn nhiều vấn đề cần trao đổi lại.

T láy trong sách giáo khoa

Từ láy là một loại từ phức tiếng Việt được dạy trong chương trình các cấp học. Ở tiểu học, trong chương trình lớp 4, học sinh đã được học từ láy với nội dung sơ lược, đơn giản: Từ láy là từ “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Ví dụ: Láy âm đầu: săn sóc, ngay ngắn…; Láy vần: khéo léo, mảnh khảnh…; Láy cả âm đầu và vần: ngoan ngoãn, luôn luôn…” [Tiếng Việt 4, tập 1, trang 39]. Lên THCS – ở chương trình lớp 6 – trong bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt”, khái niệm từ láy được nhắc lại: “những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy” và “từ láy là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm giữa các tiếng lại với nhau” [Ngữ văn 6, tập 1, tr 14]. Đến lớp 7, học sinh được cung cấp thêm gần như đầy đủ các kiến thức về từ láy. Đây là lần cuối cùng các em được tiếp nhận lý thuyết về từ láy, trên cơ sở đó các em sẽ vận dụng khi học lên cấp cao hơn. Trong bài này, thầy cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một cách cặn kẽ, tường tận về từ láy, nhất là về nghĩa của từ láy:

Thế nào là từ láy? Từ láy – một loại thuộc từ phức – là những từ được tạo ra bằng cách láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: xa xa, trăng trắng; khúc khích, hí hửng; băn khoăn, om sòm… Phân loại từ láy: Dựa vào mối quan hệ láy âm giữa các tiếng tạo thành từ láy, ta có thể chia từ láy thành hai loại: thứ nhất, từ láy toàn bộ, đó là những từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Ví dụ: đăm đăm, xanh xanh, ầm ầm… Nhưng tiếng Việt luôn chú trọng đến sự hài hòa về âm thanh, vì vậy trong một số trường hợp, các tiếng trong từ láy toàn bộ cũng có những sự biến đổi nhất định về thanh điệu, hoặc phụ âm cuối. Biến đổi thanh điệu: tím → tím tím → tim tím; đỏ → đỏ đỏ → đo đỏ… Biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối: ngọt → ngọt ngọt→ ngòn ngọt; ngát → ngát ngát → ngan ngát… Thứ hai, từ láy bộ phận. Đó là từ láy có các tiếng lặp lại ở một bộ phận nào đó trong tiếng. Lặp lại bộ phận phụ âm đầu như: ngỡ ngàng, thì thào, nhanh nhảu… Lặp lại bộ phận vần như: tất bật, lúng túng, lanh chanh… Nghĩa của từ láy: Nghĩa của từ láy hết sức phong phú, tùy thuộc vào đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Khi láy lại tiếng có nghĩa, từ láy tạo ra được nghĩa mang những sắc thái riêng, có sự khác biệt nhất định so với nghĩa của tiếng gốc. Nghĩa đó có thể: Giảm nhẹ so với tiếng gốc:  xa → xa xa, xám → xam xám, lạnh→ lành lạnh…  Nhấn mạnh hơn so với tiếng gốc: run → run rẩy, nặng → nặng nề, lạnh → lạnh lẽo…  Mở rộng hơn hoặc trừu tượng hơn so với tiếng gốc: mặn → mặn mà, ấm → đầm ấm, lạnh → lạnh lùng…

Trong tất cả các từ ví dụ được nêu trong những bài học ở các cấp học kể trên, hầu như chúng đều là vị từ, không thấy có từ nào là danh từ; tương tự, từ tên gọi con vật, đồ vật, cây cối thì tuyệt nhiên cũng không hề thấy sách giáo khoa lấy làm ví dụ.

Vn đ đt ra

Bộ GD-ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng công bố lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt – Ngữ văn mới của ba cấp học từ 2020 đến 2025. Vấn đề đặt ra ở đây là kiến thức về từ láy giữa “Từ điển từ láy tiếng Việt” và sách giáo khoa hiện chưa nhất quán – như đã phân tích ở trên, cần phải cấp thiết điều chỉnh cho phù hợp trong đợt thay sách giáo khoa mới đã cận kề này. Ở đây chúng ta chưa bàn sâu đến các “vấn đề của hiện tượng láy như phân biệt từ láy với dạng láy, láy với ghép, giới hạn về mối quan hệ giữa âm thanh với ý nghĩa của từ láy… vẫn còn đang bỏ ngỏ” như lời phi lộ đầu cuốn từ điển mà các tác giả đã nêu. Nhưng nhất thiết phải có sự thống nhất giữa sách giáo khoa và từ điển để khỏi gây ngộ nhận cho học sinh, gây khó khăn cho học sinh trong tiếp nhận và khó xử cho giáo viên khi giảng dạy, giải đáp thắc mắc của học sinh. Cũng cần nói rõ thêm, các từ là tên đồ vật, con vật, cây cối nêu trên, hiện được nhiều nhà ngữ học uy tín xếp vào loại từ đơn đa âm, chứ không phải từ láy; và các thế hệ giảng viên, giáo viên các cấp hiện nay hầu hết cũng từng được tiếp nhận quan điểm này khi là giáo sinh sư phạm. 

Cuối cùng, sự nhất quán hóa kiến thức giữa sách giáo khoa với từ điển luôn là yêu cầu cấp thiết vì từ điển là loại “sách tra cứu tập hợp các đơn vị ngôn ngữ (thường là đơn vị từ vựng), cung cấp một số kiến thức cần thiết đối với từng đơn vị”; nếu học sinh các cấp khi học về từ láy, sử dụng cuốn từ điển trên để làm các bài tập trên lớp hoặc làm bài kiểm tra, bài thi thì từ sự chênh nhau giữa các kiến thức trong chương trình học với kiến thức trong từ điển sẽ dẫn đến tác hại khôn lường.

Võ Thưng Danh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)