Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Hệ thống kính viễn vọng có thể cùng lúc “nghe – nhìn” vũ trụ

Tạp Chí Giáo Dục

Bằng cách liên kết kính viễn vọng quang học và kính viễn vọng vô tuyến, hệ thống này cung cấp một công cụ tiên tiến bậc nhất thế giới để nghiên cứu thiên văn học, khi mà các chuyên gia có thể đồng thời “nhìn và nghe” vũ trụ!
MeerKAT là một giàn 64 đĩa vệ tinh trải đều trên diện tích 8km, được liên kết với nhau.
MeerKAT là một giàn 64 đĩa vệ tinh trải đều trên diện tích 8km, được liên kết với nhau.
Khác với kính viễn vọng quang, vốn được nhiều người biết đến, kính viễn vọng vô tuyến sử dụng sóng âm để“quan sát” vũ trụ thay vì hình ảnh.
 Nói một cách chính xác hơn, loại kính viễn vọng này thực chất là một ăng ten khổng lồ có hình chảo Parabol. Nhiệm vụ của chúng là thu thập các nguồn phát sóng vô tuyến trong vũ trụ. Tín hiệu vô tuyến thu được này thường được dùng như thông tin ban đầu để xác định tọa độ của các hiện tượng xảy ra ngoài không gian; ở bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính viễn vọng quang để quan sát trực quan hiện tượng đó.
Kính viễn vọng vô tuyến MeerKAT chính là phần đầu tiên của “Square Kilometer Array” – Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất Trái Đất, được xây dựng ở Nam Phi.
MeerKAT là một giàn 64 đĩa vệ tinh trải đều trên diện tích 8km, được liên kết với nhau. Chỉ tính riêng mỗi đĩa vệ tinh này đã cao 20 mét và nặng tương đương 7 con voi châu Phi. Được biết, tổng kinh phí để xây dựng công trình này lên đến 330 triệu USD và mất 10 năm để hoàn thành.
Chưa dừng lại ở đó, bằng cách kết nối với kính viễn vọng quang học MeerLight, hệ thống cho phép các chuyên gia cùng lúc “nhìn và nghe” thấy vũ trụ, từ đó cung cấp một công cụ mạnh mẽ để nghiên cứu thiên văn học.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)