Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nạn “xin đểu” của xe ôm công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Theo phn ánh ca nhiu khách hàng thưng xuyên s dng các dch v xe ôm công ngh than phin v vic b các tài xế gi trò “xin đu”. Mưn c không có tin thi các tài xế “xin” luôn mt cách trng trn tin tha ca khách. Kiu “ăn xi”, chơi xu vô tình đang làm cho các dch v vn đang mang li tin ích cho ngưi dân dn tr nên xu và đáng cnh giác.

Mt khách hàng đang đt xe ôm công ngh. Ảnh: I.T

Muôn no “xin đu”?

Nhằm thu hút khách hàng và cũng để cạnh tranh nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã liên tục có những mã khuyến mại để kích cầu nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế, khi sử dụng những mã khuyến mại này thì rủi ro cũng cao vì khi ấy khách hàng không còn là thượng đế. Trường hợp chị Phan Minh Thư (Q.Tân Bình), chị đã đặt xe ôm công nghệ từ đường Bạch Đằng (Tân Bình) đến Bến Vân Đồn (Q.4) hết 51.000 đồng. Sử dụng mã khuyến mại chỉ còn 30.000 đồng, thế nhưng khi đến nơi tài xế vẫn báo là 51.000 đồng, buộc phải đưa số tiền ấy, mặc dù trên màn hình vẫn hiện giá cước 30.000 đồng?

Một chiêu trò khác mà hiện nay các tài xế “ăn xổi” vẫn đang hay dùng đó là vờ như không có tiền thối rồi “xin đểu” số tiền thừa còn lại. Tình trạng này diễn ra phổ biến hơn và khách hàng cũng ngậm ngùi hơn bởi vì mấy ngàn tiền lẻ mà lại đi so đo, rồi lỡ biết đâu gặp phải tài xế hung dữ còn bị đánh nên đành… chín bỏ làm mười. Chị Trang (Q.3) đặt xe ôm công nghệ từ đường Ngô Thời Nhiệm (Q.3) đến Sân bay Tân Sơn Nhất hết 40.000 đồng, tài xế có biển số 53V9… 03. Kết thúc chuyến, chị đưa 50.000 đồng cho tài xế. Tài xế cầm tiền nói tỉnh bơ “Chị ơi, em không có tiền thối”. Chị Trang đã tin, nghĩ chỉ 10.000 đồng cũng không sao. Nhưng vô tình chị Trang lại gặp lại tài xế này một lần nữa khi đặt chuyến từ Nguyễn Văn Lượng (Q.Gò Vấp) tới Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), tài xế tên Thạch Hồng T. (SN 1994) vẫn dùng lại chiêu cũ để “xin đểu”, nhưng lần này chị Trang vào tạp hóa bên đường để đổi tiền và trả đủ cước phí như đã đặt trên App, ngay lập tức chị nhận lại được thái độ khó chịu và hằn học của tài xế trẻ tuổi này.

Đng đ nhng bác tài chân chính b hàm oan

Khi trao đổi những tình huống trên cùng với những người trong nghề, chỉ nhận được những cái lắc đầu ái ngại. Bởi lẽ các bác tài này đều xem đây là một nghề chân chính, kiếm tiền bằng chính sức lao động. Giá cước ghi rõ trên App chỉ cần trả đủ là được và các bác tài cũng không tính toán với những quãng đường đón khách xa hoặc đôi khi khách chỉ đi lạc đường cũng chịu. Anh Nguyễn Văn Nhân (quê ở Kiên Giang) chia sẻ, tôi vốn là công nhân trong công ty dệt tại Q.9, làm từ 7-15 giờ thì hết ca. Tôi buộc chạy thêm xe ôm kiếm thêm, còn sức còn làm kiếm chút đỉnh để dành phòng khi bệnh có mà xài. Mỗi cuốc xe tôi đều nói chuyện vui vẻ với khách, lần nào tới nơi tôi cũng được khách cho thêm vài ngàn, số tiền đó không nhiều nhưng nếu nhiều cuốc thì cũng đủ dĩa cơm tấm, tô phở ngon ăn tối.

Khi mỗi chuyến đi kết thúc trên App đều có đánh giá, mỗi ngôi sao thể hiện thái độ của tài xế, thế nhưng dường như các tài xế chạy theo kiểu “ăn xổi” không mấy quan tâm vì không chạy cho đơn vị này thì chạy cho đơn vị khác. Chính vì vậy việc chấm sao đã không còn quan trọng và khách hàng chẳng bao giờ nhận được bất kì thái độ vui vẻ và lời chào chân thành “chấm em 5 sao nha chị hoặc cuốc này chuẩn 5 sao” mà cả tài xế và khách hàng đều vừa ý.

Đếm sơ trên thị trường hiện nay có khoảng 6 đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ đặt xe trực tuyến và cũng không thể phủ nhận “xe ôm” công nghệ đang mang lại nhiều hơn sự lựa chọn cho người dân. Bên cạnh đó, giải pháp này còn tranh thủ các phương tiện nhàn rỗi góp phần giải quyết bài toán hạn chế sự gia tăng các phương tiện giao thông, giải quyết nhu cầu việc làm… thế nhưng nếu tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh” cứ còn tiếp diễn thì lòng tin của khách hàng dành cho xe ôm công nghệ liệu có còn bền vững?

Phm Quyên

 

Bình luận (0)