Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cha mẹ im lặng khiến tội ác “leo thang”

Tạp Chí Giáo Dục

Gia đình đóng vai trò quan trng nht giúp tr phòng chng vn nn lm dng, dâm ô, xâm hi. Cha m hãy giúp tr nói ra cm xúc ca mình, chia s nhng vn đ các em đang gp phi. Đc bit, đi vi nhng trưng hp tr b xâm hi, cha m hãy giúp tr hiu đưc rng đó ch là tai nn, không phi là li ca tr, và giúp trt qua “cú sc” trên.

Cô Hunh Mai (giáo viên tâm lý hc đưng ca Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3) chia s ti ta đàm

Đó là lời nhắn nhủ được luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội trưởng Chi hội Luật sư, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM) đưa ra trong tọa đàm “Nhận biết và xử lý vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em trong môi trường học đường” tổ chức mới đây tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM). Tọa đàm thu hút nhiều chuyên gia tâm lý, giáo viên tâm lý học đường ở các trường THCS, THPT trên địa bàn TP tham dự. Không chỉ bàn đến vấn nạn lạm dụng trẻ em hiện nay, tọa đàm còn giúp các trường mở “nút thắt” trong việc hỗ trợ học sinh phòng tránh nạn xâm hại, dâm ô…

Cha m đâu khi con b xâm hi?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết bà “cực kỳ đau lòng” trước những vụ việc trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dục. Con số này dường như ngày càng gia tăng, chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ vừa qua bà tiếp nhận đến 4 vụ phản ánh trẻ bị lạm dụng tình dục. “Khi gia đình nhờ can thiệp, tôi thường đặt câu hỏi: Cha mẹ đang ở đâu khi con bị xâm hại, bị lạm dụng? Cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước việc con mình bị kẻ xấu xâm hại, lạm dụng”, bà Nữ khẳng định.

Theo bà Nữ, cha mẹ hãy hạn chế thấp nhất việc để trẻ ở nhà một mình, hay để trẻ đi với người lạ. Thực tế những vụ trẻ bị xâm hại, lạm dụng phần nhiều là khi trẻ ở một mình trong các khu nhà trọ mà không có người lớn bên cạnh. “Một điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ hãy giáo dục con rằng, cơ thể con là của riêng con. Không ai có quyền được đụng chạm vào nếu như không có sự cho phép của con. Cha mẹ hãy quan tâm, gần gũi con để kịp thời can thiệp trước những dấu hiệu mà con đang gặp phải”, bà Nữ nhấn mạnh.

Trong khi đó, ThS. tâm lý Nguyễn Hồng Ân (Trường ĐH Hoa Sen) nhìn nhận nhiều bậc phụ huynh khi tiếp nhận vụ việc con mình bị xâm hại, bị lạm dụng thì “mắng con xối xả” hoặc “không tố giác” vì sợ ảnh hưởng, xấu hổ. Chính việc bị mắng xối xả khiến trẻ có cảm giác chính mình là người có lỗi trong chuyện này, từ đó trẻ thu mình lại, ảnh hưởng đến tâm lý, thậm chí là tương lai của trẻ. Đồng tình với quan điểm trên, bà Nữ cho rằng chính cách nhìn nhận của người lớn có tác động quan trọng, quyết định đến việc trẻ có thể hòa nhập, quay lại “bình thường” với cuộc sống hay không. “Thay vì la mắng, cha mẹ hãy giúp trẻ nhận ra rằng đó chỉ là tai nạn và trẻ không hề có lỗi lầm gì. Và cha mẹ hãy nhẹ nhàng, vỗ về, cởi bỏ tâm lý dằn vặt, tổn thương của trẻ để các em trở về cuộc sống bình thường”, bà Nữ chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Nữ cũng khẳng định việc không tố cáo những vụ việc trẻ bị lạm dụng chính là tội ác để “leo thang tiếp những hệ lụy xấu”. “Đã từng có trường hợp, khi người mẹ biết con gái mình bị người thân trong gia đình xâm hại thì im lặng, không có phản ứng mạnh. Một thời gian sau, chính sự im lặng đó đã dẫn đến hậu quả con gái thứ 2 tiếp tục bị xâm hại. Nhưng cũng có trường hợp, khi trẻ biết thủ phạm đã phải chịu trách nhiệm thích đáng trước pháp luật thì các em đã đứng dậy, hòa nhập cuộc sống, đi học bình thường”, bà Nữ cho biết.

Tăng cưng vai trò ca giáo viên tâm lý

Tr li câu hi: “Làm gì khi biết tr b xâm hi, lm dng tình dc?”, lut sư Trn Th Ngc N cho hay, trưc tiên cn phi thay đi môi trưng sng cho tr. Nếu xy ra  trưng hc thì cn phi chuyn trưng, xy ra  khu nhà tr thì cn phi chuyn ch …, đ tr không phi chu ni ám nh v tinh thn khi hàng ngày đi mt vi nhng nơi đã khiến mình phi chu tn thương.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận thẳng thắn về công tác giáo dục giới tính cho trẻ. “Ngày trước, chúng ta hay nói với trẻ rằng các em được sinh ra từ rốn, từ nách. Và thế là trẻ cho phép động chạm mọi chỗ, từ nách và rốn. Đã đến lúc gia đình và nhà trường cần phải thay đổi cách giáo dục trẻ một cách trực diện, không trốn tránh”, bà Nữ nói. Đặc biệt, theo bà Nữ, ngoài việc tăng cường giáo dục giới tính thì giáo viên cũng cần phải học cách “hành xử đúng mực” với học sinh để hạn chế thấp nhất việc “đụng chạm” với các em.

Từng có 2 năm làm việc trong một nhà mở (nơi có rất nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dụng), cô Huỳnh Mai (giáo viên tâm lý học đường của Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) cho biết có rất nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết, sự can thiệp vô tình, thô bạo của giáo viên khi trẻ chia sẻ câu chuyện mà bản thân gặp phải khiến các em thêm tổn thương, thu mình lại. “Một học sinh kể với cô giáo rằng mình bị xâm hại và có máu. Thay vì “thì thầm” với học sinh, cô giáo lại nói trước cả lớp rằng “em lấy giấy lót trên ghế để ngồi”. Vô tình, chính lời nói đó lại găm thêm vào tổn thương mà học sinh đó gặp phải, khơi lại câu chuyện mà em vừa trải qua. Học sinh đó òa khóc, nhưng cô giáo lại quát: “Cô bảo em lấy giấy lót lên ghế ngồi chứ đâu có làm gì em”. Hậu quả là học sinh đó bỏ về và không chịu đi học”, cô Huỳnh Mai kể.

Tương tự, ThS. tâm lý Nguyễn Hồng Ân kể câu chuyện một giáo viên tâm lý học đường mang “chia sẻ của học sinh bị lạm dụng” đi nói lại với những giáo viên khác, hoặc can thiệp bằng cách “kêu học sinh uống thuốc tránh thai trước mặt nhiều học sinh khác”. “Nhiều học sinh khi bị lạm dụng, người mà các em chia sẻ không phải là cha mẹ mà là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tâm lý học đường. Vì vậy, thầy cô cần phải có trách nhiệm bảo mật thông tin cho các em. Ngoài ra, giáo viên tâm lý học đường không phải là người “thụ lý” mà chỉ là chuyên viên tư vấn tâm lý cho học sinh, vì vậy, gặp những trường hợp trẻ bị xâm hại, thầy cô cần phải thông tin đến các cơ quan chức năng”, ThS. Hồng Ân nói.

Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)