Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Học trò “nhí” tạo ứng dụng hỗ trợ học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm giúp các bn hc tt môn khoa hc nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, mt nhóm hc sinh Trưng Tiu hc Nam Sài Gòn (Q.7, TP.HCM) đã hp sc sáng to ra “ng dng h tr hc khoa hc” và “Lp trình robot NAO h tr hc tiếng Anh”.

Thy Nguyn Công Thành cùng Hương Minh, Tun Kit, Quc Vit và Đc Anh nhn bng khen cho sn phng dng h tr trong hc t

Với sáng tạo mang tính thực tiễn, sản phẩm của nhóm (gồm: Kiều Tuấn Kiệt, Phan Quốc Việt, Phạm Dương Đức Anh – học lớp 5/2 và Đoàn Hương Minh – học lớp 4/1) đã xuất sắc đoạt giải nhì Hội thi Tin học trẻ TP.HCM lần thứ 28 năm 2019 và được cử tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 25 tổ chức vào tháng 8 tới tại Quảng Bình.

Hc khoa hc bng Web và App Android

Mặc dù còn ở độ tuổi khá nhỏ, thế nhưng Tuấn Kiệt, Hương Minh, Quốc Việt và Đức Anh đã ý thức được việc học các môn khoa học vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng chính là những môn khiến không ít học sinh chán nản khi khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa khá nhiều nhưng lại thiếu những công cụ minh họa trực quan sinh động như video, audio và hình ảnh cũng hạn chế. Để giúp bản thân cũng như các bạn luôn có tâm thế thoải mái, thích thú trong học tập, các em họp lại hội ý, thống nhất tạo phần mềm “Ứng dụng hỗ trợ học khoa học” trên thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại thông minh…

Vốn có kiến thức môn tin học từ nhỏ và cũng từng tham gia Hội thi Tin học trẻ TP.HCM năm trước nên Tuấn Kiệt được các bạn bầu làm nhóm trưởng. Thực hiện trọng trách của mình, Tuấn Kiệt nhờ mẹ hỗ trợ lên mạng tìm hiểu những ứng dụng liên quan đến sản phẩm. Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Phiên và thầy Nguyễn Công Thành (giáo viên trong trường), trải qua quá trình tham khảo, tìm hiểu, cuối cùng chàng “kỹ sư nhí” phát hiện ra ứng dụng MIT App Inventor. Tuấn Kiệt cho biết: “Ứng dụng MIT App Inventor cho phép sử dụng miễn phí để phát triển ứng dụng trên nền Android. Mình chỉ cần đăng nhập vào MIT App Inventor thông qua địa chỉ của Gmail, sau đó nó sẽ hiện ra giao diện để người tạo phần mềm có thể viết nội dung, chèn hình ảnh, video, audio… vào. Để test phần mềm trên thiết bị di động như điện thoại, chúng ta có thể dùng điện thoại scan đường dẫn từ mã QR Code sau khi build phần mềm trên MIT App Inventor. Lúc này sẽ hiện ra một đường link, copy đường link đem xuống Google Chrome, bấm enter sẽ hiện ra một dòng chữ và tải về. App này có dung lượng nhỏ nên tải rất nhanh”. Đức Anh cho biết thêm: “Hình ảnh mình có thể lấy trên mạng hoặc tự chụp ở bên ngoài. Việc đưa nhiều ảnh sẽ giúp các bạn thích thú và làm cho môn học sinh động, ít chữ lại nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung”.

Để người dùng dễ dàng thực hiện, các thành viên trong nhóm hướng dẫn: “Các bạn có thể lên CH play gõ tên ứng dụng rồi bấm vào nút “cài đặt” để download về thiết bị di động, khi đó ứng dụng sẽ hiển thị trên màn hình của thiết bị di động. Trong ứng dụng này sẽ có tên bài học, tiêu đề lớn, tiêu đề nhỏ, các bạn chỉ cần click vào sẽ hiện ra nội dung môn học mà các bạn cần”.

Nói về tính khả thi của ứng dụng, cả nhóm hào hứng: “Sản phẩm của chúng em sẽ xây dựng cho các bạn một môi trường học tập trực quan, sinh động, dễ tiếp cận kiến thức theo nhiều cách khác nhau như: kênh hình, kênh video, kênh audio, kênh văn bản hiệu quả hơn so với sách giáo khoa truyền thống. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể làm bài tập trắc nghiệm trực tuyến để củng cố kiến thức. Thông qua website, các thí nghiệm/hình vẽ trong sách giáo khoa còn được mô tả qua các video, theo đó chúng ta có thể chia sẻ, thảo luận các vấn đề trong học tập thông qua mục bình luận mọi lúc, mọi nơi”.

Bằng nhiệt huyết và công sức của mình, các em đã vượt qua hàng trăm “đối thủ” đàn anh để mang về giải nhì ở bảng B1 dành cho bậc tiểu học và THCS. “Ở Hội thi Tin học trẻ toàn quốc lần thứ 25 tổ chức vào tháng 8 tới tại Quảng Bình, chúng em sẽ nâng cấp ứng dụng để không chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành Android mà còn chạy được trên hệ điều hành iOS nhằm hoàn thiện hơn”, Tuấn Kiệt cho biết.

Lp trình robot NAO h tr hc tiếng Anh

Dù đang trong giai đoạn thi cử nhưng các thành viên trong nhóm vẫn cân bằng được việc học và đam mê sáng tạo của mình. Không chỉ thực hiện được “Ứng dụng hỗ trợ học khoa học” mà các em còn sáng tạo “Lập trình robot NAO hỗ trợ học tiếng Anh”.

Có kích thước như một đứa trẻ (dài 58cm, ngang 27,5cm) nhưng NAO là robot thông minh với 4 khu vực cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người, tự động kết nối Internet. Sản phẩm sử dụng hệ điều hành tương tác tập trung NAO giúp người dùng dễ điều khiển, lập trình và tùy biến ứng dụng. “Hiện tại robot NAO nói được 21 ngôn ngữ trên thế giới. Chúng em phát triển ứng dụng cho robot NAO để giúp các bạn khi đọc tiếng Anh, robot có thể xác định là các bạn đọc đúng hay sai bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Đây chính là cách luyện phát âm cho các bạn”, Quốc Việt bật mí.

Điểm yếu của nhiều người Việt Nam khi học tiếng Anh là dù có ngữ pháp và từ vựng tốt, mọi người vẫn có rất ít không gian luyện tập phát âm chuẩn xác để diễn đạt trôi chảy, tự nhiên. Thay vì luyện nói một chiều, việc trò chuyện với robot NAO trong những cuộc hội thoại với chủ đề phong phú, từ trường học, hỏi thăm sức khỏe đến các kiến thức toán và khoa học… giúp học sinh chỉnh phát âm, ngữ điệu đúng hơn và tự tin diễn đạt bằng tiếng Anh khi gặp các tình huống cần giao tiếp tương tự khi gặp ngoài đời.

Ngoài việc hỗ trợ học sinh tiểu học học tiếng Anh, robot NAO còn có khả năng nhảy, múa như con người. Các em có thể lên mạng tìm những bài nhạc mà mình thích, sau đó cài đặt và lập trình cho robot nhảy múa. Là nữ duy nhất trong nhóm, Hương Minh nhận thấy việc lập trình robot khá khó khăn. “Trong quá trình lập trình robot, chúng em gặp rất nhiều khó khăn, phải sắp xếp sao cho thật khoa học, như vậy nó mới hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ sự hướng dẫn của mẹ anh Tuấn Kiệt (bà là tiến sĩ công nghệ thông tin – PV) và những thầy cô chuyên về công nghệ thông tin nên cuối cùng chúng em đã cho ra sản phẩm. Hy vọng trong thời gian tới sản phẩm sẽ được ứng dụng rộng rãi để các bạn trẻ thích thú học tập môn tiếng Anh hơn”, Hương Minh kỳ vọng.

H Trinh

 

Bình luận (0)