Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Sáng tạo trong dạy học: Giáo viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mi môn hc, s sáng to là cu ni đưa kiến thc đến vi thc tế, đng thi trang b cho hc sinh các k năng ngoài sách v.

Hc sinh lp 11A8 Trưng THPT Nguyn Văn Linh trong gi hc ‘nhng viên pin xanh”  môn vt lý

+  Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM): Dy hc sáng to không phi là “trào lưu”

Có thể khẳng định rằng, sáng tạo trong dạy học không phải là một trào lưu. Hiểu đơn giản, sáng tạo trong dạy học là người thầy đưa những kiến thức bài học vào trong thực tế, để kiến thức truyền đến học sinh một cách dễ dàng nhất. Trong việc sáng tạo, giáo viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thúc đẩy học sinh tìm hiểu kiến thức, khám phá kiến thức, từ đó truyền cảm hứng học tập đến cho các em. Để thực hiện được một tiết học sáng tạo, cả giáo viên và học sinh đều phải vượt qua được các giới hạn của bản thân. Ở người giáo viên, đó là sự sắp xếp thời gian, xây dựng được khối lượng chương trình, “lôi kéo” học sinh cùng vào cuộc sáng tạo, phát huy năng lực của các em… Hơn nữa, sáng tạo trong dạy học còn có vai trò như một “sự chuẩn bị” để giáo viên, nhà trường bước vào chương trình giáo dục phổ thông mới một cách chủ động.

+ Thầy Phm Văn Bình (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM): Trao cho hc sinh cơ hi khng đnh bn thân

Có thể nói, dạy học sáng tạo đòi hỏi người thầy phải luôn tìm tòi những cách thức, phương pháp dạy mới phù hợp để truyền tải kiến thức bài học đến cho học sinh một cách dễ dàng nhất. Với phương pháp sáng tạo, học sinh sẽ tiếp cận kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động, phát triển những kỹ năng khác cần thiết trong cuộc sống như làm việc nhóm, sắp xếp thời gian… Đặc biệt với môn văn, sự sáng tạo là cực kỳ cần thiết. Văn học không chỉ là môn học, đó còn là cuộc sống. Dạy văn còn là dạy học sinh cách làm người, thích ứng với sự phát triển hiện nay của xã hội. Vì thế, trách nhiệm của người giáo viên dạy văn phải gắn liền với xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nếu người thầy không sáng tạo trong từng bài giảng, từng tiết dạy để học sinh ngoài việc tiếp thu kiến thức còn phát triển, trang bị các kỹ năng ứng dụng vào cuộc sống thì đó chưa phải là thành công của người thầy.

Quan điểm của tôi là dạy văn không chỉ dạy lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế mà còn là định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, chỉ có sáng tạo mới có thể “thổi” hết các ý niệm đó đến với học sinh, trao cho các em cơ hội khẳng định mình, tự tin bước ra cuộc sống.

+ Thầy Lê Thanh Long (giáo viên bộ môn địa lý Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn, TP.HCM): Thy sáng to mi truyn đưc “la” sáng to cho trò

Trong dạy học, sự sáng tạo của người thầy là rất cần thiết. Muốn học sinh có đam mê sáng tạo trong học tập, làm việc, thích ứng với cuộc sống khi ra trường thì trước tiên bản thân người thầy phải là người truyền cảm hứng, là tấm gương nuôi dưỡng, khuyến khích sự sáng tạo của các em qua từng tiết học. Sự sáng tạo của người thầy không hẳn cứ là “đao to búa lớn”, có thể đơn giản chỉ là nằm ở khâu tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp; có thể là sự khác biệt trong việc soạn giáo án. Hoặc là việc ứng dụng, chọn lọc CNTT sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. Kiến thức đôi khi chỉ là cái cớ, quan trọng là người thầy thiết kế các hoạt động như thế nào để vừa trao kiến thức cho học sinh, vừa phát triển các năng lực cho học sinh.

Tuy nhiên, cái khó nhất trong việc sáng tạo của người thầy chính là nhiều học sinh vẫn còn tư duy theo cách cũ, thụ động, thiếu sự hợp tác khi cho rằng sẽ mất thời gian khi tham gia các hoạt động sáng tạo. Bên cạnh đó, việc thiếu đồng bộ giữa các bộ môn, giữa các giáo viên trong việc khuyến khích học sinh tiếp cận cái mới cũng là một trở ngại.

+ Em Trn Bo Hân (học sinh lớp 11A2 Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM): Có sáng to mi biết kiến thc áp dng vào thc tế như thế nào

Kiến thức lý thuyết, nhất là ở những môn tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học… thực sự rất khô khan, xa vời. Thậm chí, nhiều khi chúng em còn đặt câu hỏi là những kiến thức này học để làm gì vậy, áp dụng được điều gì trong cuộc sống vậy. Vì thế, em rất thích học những tiết học mà thầy cô có sự sáng tạo. Trong những giờ học đó, kiến thức môn học được hình dung một cách rõ ràng, có mối liên hệ với cuộc sống chứ không đơn thuần là những điều bác học, trong sách vở. Nói cách khác là nhiều khi học “sáng tạo” mới biết kiến thức môn học đó áp dụng vào thực tế như thế nào. Không những thế, tham gia vào những tiết học sáng tạo, chúng em còn được trang bị thêm rất nhiều kỹ năng cần thiết, tự học, tự tìm tòi kiến thức, tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, được thỏa sức sáng tạo…

Với những tiết học sáng tạo, dù học có hơi cực một chút khi bản thân mình phải chủ động trong việc tìm tòi kiến thức, nhưng bù lại, những tiết học theo kiểu “học mà chơi, chơi mà học” ấy kiến thức dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu.

+ Em Đinh Ngc Quý Ân (học sinh lớp 10A4 Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM): Hc sinh đưc “va chm” vi thc tế

So sánh giữa tiết học sáng tạo và tiết học truyền thống thì em thấy tiết học sáng tạo thú vị và hấp dẫn hơn nhiều. Trong tiết học sáng tạo, kiến thức trở nên linh hoạt, không còn khô khan mà dễ hiểu, dễ thuộc. Hiện tại, ở các môn học, phần lớn thầy cô thường đưa việc dạy học sáng tạo vào trong hoạt động ngoại khóa vào cuối tuần. Việc này đôi khi gây bất tiện cho học sinh tham gia. Nếu được, thầy cô nên lồng ghép việc sáng tạo vào ngay trong các tiết học ở trên lớp và tạo sự va chạm thực tế nhiều hơn, cho học sinh tương tác nhiều hơn trong giờ học sáng tạo.

Sau mỗi tiết học sáng tạo, học sinh thường được giáo viên giao nhiệm vụ “viết bài thu hoạch”. Nhưng thật sự lúc này phần nhiều học sinh rất “nản” để ngồi viết tỉ mẩn theo các khuôn mẫu. Do vậy, nên chăng những bài thu hoạch trong các giờ học sáng tạo thầy cô để học sinh viết theo cảm nhận và hiểu biết của mình.

Yến Hoa (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)