Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những câu chuyện viết từ nơi đầu sóng Trường Sa

Tạp Chí Giáo Dục

Nơi đu ngn sóng Trưng Sa có nhng ngưi lính mang quân hàm xanh đã viết nên nhng câu chuyn đy cm đng v tình yêu T quc, quê hương. Vưt qua muôn trùng khó khăn, bt c v trí nào, h vn chc tay súng bo v biên cương và khng đnh ch quyn thiêng liêng ca T quc…


Nhng ngưi lính biên phòng canh gi ch quy Trưng Sa

1.Bình minh mùa hè trên mặt biển Khánh Hòa thức giấc thật sớm, sóng biển hiền hòa ôm lấy vòng mặt trời màu đỏ rực dần nhô cao. Trước biển, những người lính quân hàm xanh từng đặt chân đến Trường Sa, canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, câu chuyện về Trường Sa như mạch nguồn kỷ niệm không phai. Đại tá Trần Quốc Toản, Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng (BĐBP) Khánh Hòa – một trong những người đầu tiên đi khảo sát vị trí xây dựng đồn biên phòng bắt đầu câu chuyện bằng chất giọng trầm, ấm: “Hôm đặt chân lên đảo, nhìn tàu cá neo đậu, đánh bắt xung quanh đảo, ra vào trung tâm hậu cần nghề cá, tôi nghĩ cần có lực lượng biên phòng thực hiện công tác kiểm soát. Tất nhiên, đóng quân nơi đảo xa sẽ có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng đã là người lính, gian khổ nào rồi cũng sẽ vượt qua”.

Ngày 12-5-2017, Bộ Chỉ huy BĐBP Khánh Hòa tổ chức lễ ra mắt Đồn Biên phòng Trường Sa. Ngay sáng sớm hôm sau, con tàu HQ936 thuộc Vùng 4 Hải quân chở những người lính quả cảm trực chỉ hướng mặt trời mọc – phía quần đảo Trường Sa, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Ký ức của Thượng tá Phan Lê Giáp, Phó Tham mưu trưởng BĐBP Khánh Hòa chuyến nhận nhiệm vụ ấy như vừa mới hôm qua. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Biên phòng, Học viện Lục quân Đà Lạt, Thượng tá Phan Lê Giáp làm trợ lý quân huấn, nhận lệnh ra đảo, anh tự hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dù phải đối mặt với bất cứ khó khăn, thử thách nào. “Những cán bộ trong đợt đầu đều là những người ưu tú, từ sĩ quan cho đến quân nhân chuyên nghiệp. Không chỉ giỏi chuyên môn mà còn rất nhiều nghề tay trái. Đơn cử như Trung tá Mai Đăng Hồ, tuy là nhân viên cơ yếu nhưng đã đứng lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em trên đảo; Thiếu tá Trần Văn Huyên, nhân viên hàng hải – cơ điện có biệt tài sửa máy móc. Không chỉ vậy, anh còn giúp các ngư dân sửa chữa máy tàu cá mỗi khi có sự cố hư hỏng. Bà con ngư dân Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa hư hỏng gì cũng đều tìm đến nhờ anh sửa giúp”, Thượng tá Phan Lê Giáp kể lại. Thời điểm ấy, Đồn biên phòng chưa được xây dựng, phải mượn Nhà Văn hóa thị trấn Trường Sa để đóng quân. Công việc bộn bề nhưng những người lính biên phòng đã nhanh chóng triển khai công việc, từng bước xây dựng nền biên phòng toàn dân vững vàng giữa đại dương.


Nhng lung rau xanh đưc vun trng bng đôi tay ca ngưi lính trên đo Trưng Sa

2.Giữa biển khơi, sóng gió, bão lốc không còn chuyện lạ. Những người lính biên phòng trở thành điểm tựa cho ngư dân. “Cơn bão số 11 năm 2017 trực tiếp càn quét qua đảo Trường Sa Lớn. Hồi đó có 30 ngư dân Quảng Ngãi phải neo tàu vào đảo tránh bão. Chúng tôi đưa bà con vào Đồn biên phòng Trường Sa tránh trú. Trong 3 ngày mưa bão, chúng tôi chia sẻ thức ăn, chỗ ngủ cho các ngư dân. Bà con coi đồn là ngôi nhà của mình, thế là các chuyến vươn khơi sau đó, hễ có dịp họ đều quay trở lại thăm anh em, chuyện trò để cùng sẻ chia nỗi nhớ đất liền”.

Với Trung tá Trương Phúc Đạt, nguyên Đồn trưởng Đồn biên phòng Trường Sa từ tháng 12-2019 đến tháng 1-2021, nay là Đồn trưởng Đồn biên phòng Ninh Phước, BĐBP Khánh Hòa kể: “Ở đảo thời gian dài lắm, cảm giác một ngày ước chừng dài 48 tiếng đồng hồ. Chúng tôi nghĩ ra thật nhiều việc để lấp thời gian. Thời điểm tôi ra nhận công tác ở đảo Trường Sa, đồn đã xây xong nhưng đời sống cán bộ, chiến sĩ vẫn còn rất vất vả. Ở đảo cái gì cũng hiếm, cũng thiếu, từ nước ngọt đến rau xanh. Anh em khắc phục bằng cách liên hệ với các đồn biên phòng dọc tuyến biển để mỗi lần có tàu đánh bắt xa bờ qua trạm kiểm soát sẽ nhờ chở giúp những bao tải đất cho Đồn biên phòng Trường Sa. Cứ thế, các khoảnh rau xanh được trồng lên để phục vụ đời sống anh em trên đảo”.

Tròn 6 năm, k t ngày nhng ngưi lính biên phòng Khánh Hòa đến đo Trưng Sa xây đn, lp trm, vưt qua bn b khó khăn, các anh vn chc tay súng, vng nim tin thc hin nhim v bo v ch quyn thiêng liêng ca T quc, làm đim ta vng chc cho ngư dân gia trùng khơi. Không ai khác, chính các anh đã viết nên nhng câu chuyn cm đng v nhng ngưi lính gia thi bình.

3.Nhắc đến Trường Sa, nhiều người nhớ ngay đến lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho con em ngư dân sinh sống trên đảo. Người xây dựng nên lớp học ấy là Thượng tá Phan Lê Giáp. “Có lần, thấy các cháu nhỏ chơi ngoài sân sau giờ học, tôi nghĩ đến những đứa trẻ trong đất liền được đi học thêm nên đã nảy sinh ý tưởng sẽ mở lớp dạy tiếng Anh cho các cháu. Trong lần giao ban đóng quân canh phòng ở đảo, tôi đã nêu ý kiến việc Đồn biên phòng Trường Sa sẽ mở lớp học tiếng Anh. Tiếp đó, 7 gia đình trên đảo Trường Sa cũng viết đơn gửi Chủ tịch UBND thị trấn trình bày nguyện vọng để con em theo học. Từ ấy, dù bận bịu đến mấy, cứ một tuần 3 buổi tối lớp học lại sáng đèn. Anh em biên phòng sẵn sàng cắt giờ chiếu sáng của mình để dành cho lớp học. Ai cũng cố gắng vì biết rằng lớp học sẽ giúp các cháu có thêm vốn kiến thức để khi lên THCS, vào đất liền học tập các cháu nhanh chóng bắt nhịp được với bạn bè cùng trang lứa”, Thượng tá Phan Lê Giáp nói.

Vĩnh Yên – Thanh Trúc

Bình luận (0)