Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

TP.HCM còn chút nhà quê

Tạp Chí Giáo Dục

T trung tâm thành ph th xe máy chng 30 phút là có th bt gp hình nh ngưi nông dân cn mn bên rung lúa, ao cá; đàn bò thong dong gm c ngay gia TP.HCM. Dù nơi có tc đ đô th hóa nhanh nhưng đó vn còn chút… nhà quê.

Ngưi nông dân  Bình Qưi ct c cho bò ăn

Cuối tuần, bỏ lại sau lưng cái ồn ào, náo nhiệt, cái nóng hầm hập tỏa ra từ những cục nóng của máy lạnh, chúng tôi lên xe thẳng tiến về Bình Quới để tìm lại chút quê không dễ kiếm ở TP.HCM.

Nhng ngưi nông dân cui cùng

Qua cầu Kinh, cứ đi thẳng theo đường Bình Qưới, con đường không đèn đỏ, rẽ vào hẻm 480 chừng 100m là như được về với làng quê thanh bình. Đây cũng là điểm đến thú vị của khách “Tây ba lô”, thỏa mãn khám phá TP.HCM.

Dọc theo các hẻm đường đất, không khó bắt gặp mùi phân bò, phân heo ngai ngái; còn đó những cầu tõm; ngôi mộ nằm ngay trước nhà… Cuộc sống của người dân đã nhiều thay đổi, song tập quán sinh hoạt vẫn còn rất… nhà quê.

Đất ruộng mênh mông, nhà nào có bán thì cũng còn 1-2 công làm của, nơi bỏ không cỏ mọc um tùm, nơi đào ao thả cá, trồng rau cải thiện bữa ăn. Người ta bảo nông dân ở đây chật vật với từng thửa ruộng là đúng bởi bây giờ trồng gì cũng khó, nuôi con gì còn phụ thuộc may rủi bởi đất nhiễm phèn, thiếu dinh dưỡng. Rít một hơi dài thuốc lá, ông Hai Hồng (70 tuổi) nói: “Tui sống từ nhỏ ở xứ này, cơm áo nhờ cây lúa, con heo, con bò. Nay già yếu, con cái lớn lên đi làm công nhân chớ có đứa nào chịu làm nông đâu. Nhà có đất, có ao, không làm gì cũng phí, thôi thì làm nhỏ nhỏ cho đỡ rảnh tay chân. Nói nhỏ nhỏ vậy thôi chứ lần bán bầy heo cũng hơn chục con, năm bán 3-4 lứa trừ tiền mua thức ăn cũng dư chút đỉnh. Heo đẻ lứa nào thì giữ lại nuôi hết. Ruộng nhà thì trồng rau muống, mình chỉ mua thêm cám, nhờ vậy mà có chút lãi”.

Nhà còn hơn mẫu đất, ông Nguyễn Văn Hai không biết trồng gì ngoài trồng lúa. Có mùa thu hoạch chỉ hơn 100kg lúa/ nửa công đất nhưng ông vẫn cứ làm, làm như một thói quen khó bỏ. “Con cái bảo nghỉ ngơi, bỏ công sức nhiều nhưng không có kinh tế lại dang nắng mưa thêm bịnh nhưng ngơi tay còn bịnh hơn. Sạ xuống, lúa lên mơn mởn vậy chớ một thời gian là sâu bệnh, lúa chín thì chim chuột ăn hết. Kệ, vậy mà vui”, ông Hai cười sang sảng đúng chất nông dân. Ông Hai còn bảo ăn Tết xong ông sẽ xuống giống tiếp và cải tạo lại miếng đất sau nhà để trồng các loại rau sạch để ăn.

Ông Huỳnh Văn Hạnh (KP.3) cho biết, những năm trước người dân còn trồng nhiều lúa, hoa màu nhưng nay thì giảm nhiều do chim chuột, sâu bọ phá hoại làm không có năng suất nên dần người dân bỏ trồng lúa. Được biết, ở KP.3, P.28, Q.Bình Thạnh có 8 tổ, trước đây hầu như hộ nào cũng trồng lúa nhưng nay chỉ còn dăm ba hộ làm chủ yếu kiếm thức ăn cho gà, vịt chứ không mong có lúa ăn như trước.

Mai này, TP.HCM còn chút nhà quê?

Ngược con rạch, khó khăn lắm chúng tôi mới vào được khu dân cư cách bờ sông TP.HCM không xa. Ở đó, ngót nghét trên dưới 10 hộ nằm lọt thỏm giữa bốn bề cỏ lau, dừa nước. Thấy người lạ, trẻ con cũng dừng các trò chơi rất đỗi nhà quê. Hỏi người lớn đâu, một đứa to xác nhất đám trẻ trả lời: Cha mẹ con đi cắt cỏ cho bò, trưa mới về. Rảo ra đằng sau căn nhà tồi tàn, 4 vách che tạm bằng tôn vụn chắp vá, khói bếp còn vương.

Nhìn về bên kia sông TP.HCM là Q.2, hướng là biệt thự, hướng nhà cao tầng chót vót đêm xuống ánh đèn soi bóng nước long lanh. Chỉ một quãng ngắn đường chim bay mà bên trong Bình Quới như một thế giới khác đầy xa lạ, kể cả dân TP.HCM chính cống.

Anh Nguyễn Hữu Huy (ngụ Q.1) gần 40 tuổi rồi nhưng đây là lần đầu anh đặt chân tới đây. Anh bảo mình thật sự ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình ở TP.HCM lại có cảnh nhà quê thế này. “Tôi sẽ đưa con cái vào đây mỗi tuần để bọn chúng biết thế nào là nhà quê, để nó thực tế, trải nghiệm những gì đã nghe, đọc trên sách báo, xem trên Youtube”, anh Huy chia sẻ.

Bởi cái thú vị của cảnh nhà quê, những đôi bạn trẻ rủ nhau lưu lại cho mình bộ ảnh cưới độc và lạ. Chúng tôi cũng không quên ghi lại cảnh thanh bình, nhẹ nhàng để lưu trữ, sợ mai này TP.HCM không còn chút… nhà quê.

Trn Tuy An

 

Bình luận (0)