Để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thời gian giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021.
Dự kiến trong năm 2020, doanh thu của các hãng hàng không giảm hàng chục nghìn tỷ đồng
Chiều ngày 10-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến ngày 31-12-2021
Tất cả 100% thành viên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến ngày 31-12-2021. Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thời gian giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021.
Trước đó, vào tháng 7-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Nghị quyết 979/2020/UBTVQH14 điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít xuống 2.100 đồng/lít từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 31-12-2020.
Việc giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 979 làm giảm số thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay 360 – 400 tỷ đồng cho giai đoạn từ 1-8-2020 đến hết 31-12-2020. Tuy nhiên, mức giảm thuế bảo vệ môi trường cũng chính là mức hỗ trợ trực tiếp, giúp giảm chi phí nhiên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp vận tải hàng không, góp phần giúp doanh nghiệp hàng không duy trì hoạt động, bù đắp chi phí, tổn thất, phục hồi sau khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cuối năm 2020, dự báo kinh tế thế giới trong năm 2021 tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro, khó khăn, đặc biệt là ngành hàng không chịu thiệt hại khá nặng nề. Vì vậy, tại phiên họp chiều 10-12, Chính phủ đã trình UBTVQH về việc kéo dài thời gian giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay theo Nghị quyết 579 đến 31-12-2021, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp hàng không nói riêng.
Theo đánh giá, thiệt hại của ngành hàng không là rất nghiêm trọng, số lượng khách hàng và số chuyến bay khai thác sụt giảm mạnh. Dự kiến trong năm 2020, doanh thu Vietnam Airlines giảm trên 40 nghìn tỷ đồng so với năm 2019 và mức lỗ hợp nhất lên đến 15,1 nghìn tỷ đồng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2020. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 9 tháng đầu năm 2020 của Vietjet Air cũng sụt giảm 72% so với năm 2019, dự báo cả năm 2020 lỗ trên 3.000 tỷ đồng.
Với việc tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít đến hết ngày 31-12-2021, Chính phủ cho biết sẽ góp phần trực tiếp giảm giá nhiên liệu bay sau thuế giá trị gia tăng là 990 đồng/lít. Cùng với đó, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 860 – 960 tỷ đồng.
Tất cả 100% thành viên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến ngày 31-12-2021. Theo đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thời gian giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021.
Trước đó, vào tháng 7-2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Nghị quyết 979/2020/UBTVQH14 điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 3.000 đồng/lít xuống 2.100 đồng/lít từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 31-12-2020.
Việc giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 979 làm giảm số thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay 360 – 400 tỷ đồng cho giai đoạn từ 1-8-2020 đến hết 31-12-2020. Tuy nhiên, mức giảm thuế bảo vệ môi trường cũng chính là mức hỗ trợ trực tiếp, giúp giảm chi phí nhiên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp vận tải hàng không, góp phần giúp doanh nghiệp hàng không duy trì hoạt động, bù đắp chi phí, tổn thất, phục hồi sau khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cuối năm 2020, dự báo kinh tế thế giới trong năm 2021 tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro, khó khăn, đặc biệt là ngành hàng không chịu thiệt hại khá nặng nề. Vì vậy, tại phiên họp chiều 10-12, Chính phủ đã trình UBTVQH về việc kéo dài thời gian giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay theo Nghị quyết 579 đến 31-12-2021, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp hàng không nói riêng.
Theo đánh giá, thiệt hại của ngành hàng không là rất nghiêm trọng, số lượng khách hàng và số chuyến bay khai thác sụt giảm mạnh. Dự kiến trong năm 2020, doanh thu Vietnam Airlines giảm trên 40 nghìn tỷ đồng so với năm 2019 và mức lỗ hợp nhất lên đến 15,1 nghìn tỷ đồng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế khoảng 14,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2020. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 9 tháng đầu năm 2020 của Vietjet Air cũng sụt giảm 72% so với năm 2019, dự báo cả năm 2020 lỗ trên 3.000 tỷ đồng.
Với việc tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít đến hết ngày 31-12-2021, Chính phủ cho biết sẽ góp phần trực tiếp giảm giá nhiên liệu bay sau thuế giá trị gia tăng là 990 đồng/lít. Cùng với đó, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 860 – 960 tỷ đồng.
ANH PHƯƠNG (theo SGGP)
Bình luận (0)