Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Chuyển viện đúng: Cơ hội sống sót của người bệnh tăng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Vic chuyn vin sai cách có th làm tình trng ca bnh nhân thêm nng, thm chí t vong khi chưa ti BV. Đ khc phc tình trng này, ngành y tế TP.HCM đã trin khai mô hình “Nâng cao hiu qu cp cu cho ngưi dân TP.HCM qua mng lưi cp cu ngoi vin 115”. Đây là mt trong 10 mô hình vào vòng chung kết Gii thưng Sáng to TP.HCM 2019.

Các BS ti Trung tâm Cp cu 115 TP.HCM chuyn bnh nhân lên xe cu thương.Ảnh: TTCC

Sơ cu đúng cách s cu sng ngưi bnh

Mới đây, nhân viên trực tại Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM nhận được cuộc gọi từ một người dân ở khu vực cầu Ông Lãnh (Q.4). Theo đó có một nạn nhân nam khoảng 45 tuổi bị tai nạn giao thông, đầu bị chấn thương, nhiều vùng trên cơ thể trầy xước, rỉ máu… Ngay lập tức, xe cấp cứu chở 1 BS và 2 điều dưỡng lên đường. Chưa đến 10 phút, xe đã đến khu vực có người bị nạn. Nạn nhân được nhanh chóng sơ cấp cứu và chuyển đến BV gần nhất trong vòng 7 phút.

Các điều dưỡng trong kíp trực nhớ lại, trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến BV, BS chuyên môn đánh giá bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nên đã được can thiệp kịp thời bằng thở bình khí ôxy. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

BS Đào Thị Bích Hằng – Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM – cho biết, mới đây kíp trực nhận được cuộc gọi từ một gia đình ở Q.8, nạn nhân là cụ bà 80 tuổi. Nắm rõ thông tin của bệnh nhân, BS Hằng và 2 điều dưỡng đã nhanh chóng đến nhà bệnh nhân và chuyển nạn nhân đến BV. Hiện sức khỏe của nạn nhân khá ổn định…

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng may mắn được BS tiếp cận kịp thời để sơ cấp cứu, chuyển viện và cứu sống. Trên thực tế có không ít trường hợp tình trạng của bệnh nhân xấu đi vì không được sơ cứu đúng cách. Cụ thể như tình trạng thay vì gọi cấp cứu 115, gia đình người bị nạn hoặc người dân lại tự chuyển nạn nhân đến BV bằng taxi, xe máy… Hậu quả nhiều nạn nhân được đưa tới BV trong tình trạng không được sơ cứu, vận chuyển không đúng cách gây khó khăn trong điều trị…

M rng mng lưi cp cu ngoi vin

BS Nguyễn Duy Long – Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM – thông tin, theo một báo cáo đăng trên Tạp chí BMC Health Services Research năm 2018, cấp cứu ngoại viện là người bệnh được chăm sóc cấp cứu trước khi đến BV, thường là các vấn đề sức khỏe cấp tính. Trước đây, khi các nước thu nhập trung bình thấp không có hệ thống cấp cứu ngoài BV chính thức, gần 80% trường hợp tử vong do chấn thương nghiêm trọng xảy ra trong môi trường bên ngoài BV. Ngày nay, phát triển các hệ thống cấp cứu ngoài BV đã được xem là một thành phần không thể thiếu của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ước tính có tới 45% số ca tử vong ngoài BV sẽ được cứu sống.

Tại TP.HCM, mỗi ngày, có khoảng hơn 1.500 bệnh nhân có bệnh lý cấp tính hoặc tai nạn thương tích cần được trợ giúp cấp cứu tại cộng đồng (ngoài BV). Nhận định cấp cứu ngoại viện 115 là mô hình nâng cao tỷ lệ sống còn cho người bệnh, nhiều năm trở lại đây, ngành y tế TP đã triển khai các giải pháp về mô hình hoạt động của Trung tâm Cấp cứu 115. Điển hình như mở rộng mạng lưới cấp cứu ngoại viện qua các trạm vệ tinh (từ năm 2017 đến nay, mạng lưới cấp cứu đã tăng nhanh từ 5 lên 29 trạm, phủ khắp 24 quận, huyện), từ đó rút ngắn khoảng cách và thời gian tiếp cận hiện trường, tranh thủ thời gian vàng cấp cứu người bệnh; đa dạng hóa loại hình xe cấp cứu (năm 2018, ngành y tế TP đã triển khai thí điểm mô hình xe cứu thương 2 bánh); tăng cường công tác quản lý, điều phối, giám sát, hỗ trợ, kết nối thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

“Với những nỗ lực trên, từ năm 2015 đến 2018, số lượt cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu 115 TP tăng gấp 3 lần. Điều đáng mừng là đã giảm được tỷ lệ tử vong, hạn chế thấp nhất việc để lại di chứng cho nạn nhân…”, BS Long nhấn mạnh.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)