Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một vài trói buộc khó lý giải

Tạp Chí Giáo Dục

Nhìn li trong mt năm hc, nhà giáo phi chu rt nhiu áp lc trong vic thc thi trách nhim ca mình và phi gng mình vưt qua nhng bt hp lý mà các nhà hoch đnh ni dung, chương trình giáo dc đã b qua hay đã c tình b qua mà không có mt s thông cm, thu hiu đt tình đt lý.

Hc sinh THCS ôn tp chun b cho mt k thi

Có thể nêu ra một số điểm bất hợp lý về thời gian giảng dạy theo quy định một năm học mà các cấp quản lý không biết có nhìn thấy hay không.

1. Về các bài kiểm tra 15 phút: Đây là loại kiểm tra thường xuyên mà giáo viên và học sinh phải thực hiện trong mỗi học kỳ. Theo quy định, mỗi tiết học có 45 phút mới đủ thời gian chuyển tải hết nội dung của bài học. Vậy nếu bài nào giáo viên phải cho học sinh kiểm tra 15 phút (1/3 thời gian tiết học) thì bài đó không biết phải làm thế nào để tải hết nội dung. Vậy mà trong suốt thời gian qua học sinh luôn có đầy đủ các bài kiểm tra theo quy định và giáo viên cũng luôn hoàn tất chương trình và các nhà quản lý luôn hài lòng với kết quả.

2. Về dạy bù: Đây là nhiệm vụ phải làm của người thầy. Do giáo viên phải bảo đảm đúng tiến độ của chương trình, nên khi có ngày nghỉ thì phải dạy bù (đương nhiên vào ngày chủ nhật). Tuy nhiên, trong năm học, có những ngày nghỉ mà theo Luật Lao động là người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương (gồm: Tết âm lịch; Tết dương lịch; Lễ 30-4; Quốc tế Lao động 1-5; Quốc khánh 2-9; Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 âm lịch). Trừ những ngày Tết Nguyên đán còn lại những ngày nghỉ khác theo quy định trong năm thì giáo viên phải dạy bù (không bù làm sao kịp chương trình). Điều này kéo theo nhiều chuyện dở khóc dở cười, như tháng nào có ngày nghỉ thì coi như tháng đó giáo viên và học sinh không có ngày chủ nhật (do phải dạy bù và học bù); trong những ngày học bù của học sinh, phụ huynh phải đưa đón gây phiền hà và mất thời gian; nếu có học sinh không đến lớp giờ dạy bù giáo viên cũng rất khó xử lý; các môn toán, ngữ văn giáo viên có thể bù một buổi 2 tiết, nhưng các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, thể dục, nhạc, họa không lẽ ngày chủ nhật học sinh đi học bù 1 tiết (45 phút)?

Ngoài ra trong năm học còn rất nhiều ngày mà nhà trường phải nghỉ do các hoạt động bắt buộc như ngày khai giảng năm học, Đại hội Cán bộ công chức, Đại hội Công đoàn, Ngày Nhà giáo… Gần như giáo viên không còn ngày nghỉ chủ nhật.

3. Về bài kiểm tra cuối học kỳ: Theo quy định phân phối chương trình khung của Bộ GD-ĐT cho mỗi môn học, tiết kiểm tra cuối học kỳ được sắp xếp là 1 tiết (được ghi là “kiểm tra học kỳ 1 hoặc 2). Nhưng thời gian qua, với lý giải là nâng cao chất lượng, các cấp quản lý mặc nhiên coi đây là “Thi học kỳ 1 hoặc 2”. Mà đã là “thi” thì – theo chỉ đạo – phải thực hiện đúng quy chế thi của bộ (phải thành lập hội đồng coi, chấm thi; xây dựng kế hoạch cụ thể; Tổ chức coi, chấm thi đúng quy chế, kế hoạch và quy trình, đảm bảo nghiêm túc, khách quan khi coi thi, chấm thi…). Kỳ “kiểm tra định kỳ” được chuyển thành “kỳ thi” kéo theo nhiều hệ lụy mà phải là người trực tiếp giảng dạy mới thấu hiểu. Vì, nếu là “kiểm tra định kỳ” thì giáo viên sử dụng 1 tiết theo chương trình rải rác ở từng môn, có thể trải ra trong 1 hoặc 2 tuần theo thời khóa biểu để cho học sinh kiểm tra, nay là “Thi học kỳ” nên học sinh phải thi tập trung trong một khoảng thời gian được ấn định với số lượng môn “thi” còn nhiều hơn các sĩ tử đi thi tốt nghiệp và giáo viên phải mất thời gian gần như cả tuần cho kỳ thi này. Cụ thể môn toán có 4 tiết/tuần, nếu kiểm tra sẽ sử dụng 1 tiết, nay là “thi” nên phải mất 4 tiết, vì tuần đó học sinh phải “thi” tất cả các môn (giáo viên đi coi thi). Số tiết bị mất đó, giáo viên phải làm sao để theo kịp tiến độ chương trình quy định.

Nhìn chung, cội rễ của vấn nạn trên là do chương trình giáo dục hiện nay chưa thật linh hoạt, còn cứng nhắc theo phân phối chương trình, quy định khắt khe đến tuần nào phải tiết học với bài đó thống nhất gần như toàn bộ các trường đã buộc giáo viên phải chạy… và chạy; còn học sinh phải đua… đua theo. Làm cách nào để bảo đảm và nâng cao chất lượng? Vì vậy với chương trình GDPT mới việc can thiệp quá mức của các cơ quan quản lý vào hoạt động chuyên môn của các nhà trường và của giáo viên sẽ chấm dứt, giáo viên sẽ được trao quyền chủ động để có nhiều cơ hội sáng tạo và động lực đổi mới, nhằm phát huy tính chủ động trong thực hiện chương trình. Đó chính là giải pháp căn cơ để chất lượng giáo dục được bảo đảm và nâng cao.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)