Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Bắt sóng” chương trình mới, sách giáo khoa mới

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn hai tháng trin khai chương trình mi, SGK mi, các trưng tiu hc (TH) ti TP.HCM đã ch đng xây dng kế hoch GD phù hp. Vưt qua nhng b ng ban đu, c giáo viên (GV), hc sinh (HS) và ph huynh (PH) đã “bt đưc sóng” ca nhau, đưa các gi hc tr nên nh nhàng, hiu qu.


HS lp 1 Trưng TH Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) trong gi hc tiếng Vit

Hiu trưng cũng… đng lp

Cô Mai Thị Kim Phượng – Hiệu trưởng Trường TH Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú – cho biết, kế hoạch GD của trường được xây dựng căn cứ trên tình hình thực tiễn đơn vị, đảm bảo nội dung, linh động thời khóa biểu, soạn giảng theo giai đoạn. Việc soạn giảng giáo án của GV cũng được góp ý định hướng, tập trung theo đối tượng HS, đảm bảo qua mỗi hoạt động HS học được gì, đạt được năng lực phẩm chất gì. Việc họp tổ chuyên môn được nhà trường tăng cường, phân tích kỹ nội dung phương pháp dạy học ở từng bài. Cán bộ quản lý tăng cường thăm lớp dự giờ, thậm chí là đứng lớp dạy để tháo gỡ hiệu quả nhất những khó khăn của GV khi triển khai chương trình mới. Bên cạnh đó, xuyên suốt quá trình giảng dạy, việc đồng hành với PH được nhà trường đẩy mạnh qua công tác tuyên truyền, tận dụng bảng tin, mạng xã hội. Coi đây là kênh để nắm bắt kịp thời tâm tư của PH, từ đó cân nhắc điều chỉnh tiến trình dạy học, tư liệu dạy học phù hợp nhất.

Còn tại Trường TH Võ Văn Tần, Q.6, cô Trần Thị Ánh Dương – GV lớp 1 – đã cho HS đóng vai thông qua các hoạt động trải nghiệm, tận dụng triệt để hiệu quả thiết bị dạy học. “Bên cạnh tính sáng tạo của CNTT, các bộ tranh ảnh, thẻ bài được đưa vào trong từng hoạt động GD ở các môn học, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Các thiết bị dạy học giữa truyền thống và hiện đại được kết hợp linh động, ví dụ giờ học vẽ kết hợp cho HS nghe nhạc. Chính sự đa dạng hoạt động GD là cách để rút ngắn khoảng cách thầy trò, HS linh hoạt tự tin hơn…”, cô Dương cho biết thêm.

Sử dụng thiết bị dạy học làm phương tiện truyền tải kiến thức chương trình mới cũng được cô Lý Khánh Hoa – GV lớp 1 Trường TH Hiệp Tân, Q.Tân Phú – triệt để tận dụng. Theo cô Hoa, ngoài các thiết bị dạy học tối thiểu, cần huy động được sự sáng tạo của HS, GV và PH, thiết kế các thiết bị dạy học tự làm. Sử dụng vở bài tập như một đồ dùng dạy học, khai thác triệt để tranh ảnh, bài tập để giúp HS thực hành luyện tập. Ngoài ra, lợi thế của chương trình mới, SGK mới là cho phép tận dụng các ứng dụng điện tử như sách điện tử, thư viện điện tử; ngoài GV, PH cũng có thể sử dụng chính phương tiện điện tử khi đồng hành cùng con ở nhà để tăng sự kích thích trong học tập của con…

Điu chnh ng liu dy hc phù hp

Là đơn vị duy nhất trên địa bàn Q.1 sử dụng bộ SGK Cánh diều, trong quá trình giảng dạy, cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung – GV lớp 1/6 – nhìn nhận, bên cạnh những ưu điểm của bộ sách về kênh hình, kênh chữ phong phú thì nội dung SGK mới còn nhiều chữ, số lượng chữ trong một số bài đọc còn nhiều làm cho việc khai thác hết ý nghĩa của câu chuyện đối với HS bị hạn chế, GV phải đọc giải thích nhiều trong tiết dạy, đặc biệt là ngữ liệu đôi khi chưa phù hợp.

“Trước những ngữ liệu hình ảnh trong SGK chưa phù hợp với đặc điểm HS vùng miền, GV tìm hiểu những bộ sách khác, sử dụng nội dung và hình ảnh thay thế. Các giờ học được thiết kế đa dạng các hoạt động để hướng tới tính cá thể hóa và giúp HS nắm sâu kiến thức. Quan trọng là GV phải nắm vững yêu cầu cần đạt của chương trình, cách thiết kế SGK để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Tìm hiểu đánh giá đúng thực trạng, đặc điểm HS của lớp phụ trách để có sự phân hóa phù hợp”, cô Dung cho hay.

Đặc biệt, theo cô Dung, trong suốt quá trình dạy học, GV luôn tăng cường trao đổi với PH, lắng nghe phản ánh của PH để điều chỉnh kịp thời vướng mắc về chương trình, về SGK. Những khó khăn của chương trình mới, SGK mới rất cần sự phối hợp của PH với GV, nhà trường. Không chỉ phối hợp trong việc cùng học cùng chơi với con, giúp con trải nghiệm các kiến thức đã học ở lớp, PH cần chú trọng trang bị cho các con kỹ năng mềm như sự tự tin, tính chủ động, tự giác, khích lệ con có động lực cố gắng học, hình thành cho con thói quen học tập tốt…

Tại Trường TH Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), cô Huỳnh Thị Ngọc Giàu – Khối trưởng khối 1 – cho hay, đối với các từ phương ngữ trong SGK, từ quá trình giảng dạy GV sẽ linh hoạt giải thích cho HS gắn với các hình ảnh trực quan sinh động từ tranh ảnh hay thực tế để trẻ hiểu bản chất của từ, mở rộng thêm vốn từ. Dạy đến âm “ê”, âm “l”, GV sẽ mang quả lê, quả khế; dạy về âm “ia”, GV sẽ mang cái muỗng lên và mở rộng cho các em biết rằng ngoài miền Bắc gọi là cái thìa. Điều quan trọng là khi dạy, GV phải linh hoạt, không cứng nhắc, tận dụng được triệt để quyền chủ động, sáng tạo của chương trình mới trao cho…

Với những ngữ liệu không phù hợp trong SGK, cô Giàu cho biết, GV sẽ chia sẻ trong họp tổ chuyên môn để cùng tháo gỡ, tìm kiếm các ngữ liệu thay thế phù hợp với đối tượng HS. Ngoài ngữ liệu trong các bộ sách khác, GV cũng có thể xây dựng ngữ liệu từ chính các hoạt động trải nghiệm trong bài học. Không khiên cưỡng, gò ép, linh hoạt điều chỉnh ngữ liệu để HS tiếp thu dễ dàng, nhất là ngữ liệu gửi gắm các thông điệp GD…

Bài, ảnh: Đ Thm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)