Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xóm trọ đặc biệt

Tạp Chí Giáo Dục

Cách khu đô th Phú M Hưng (Q.7, TP.HCM) chng 10 phút di chuyn bng xe máy, theo đi l Nguyn Văn Linh hưng v xã Bình Hưng (huyn Bình Chánh) có nhng xóm tr rt đc bit. Đc bit ch, nhà tr dng lên hôm nay nhưng có th ngày mai phi tháo d, là nơi tá túc ca nhng mnh đi trong vòng xoáy cơm áo.

Bên trong căn nhà tr tm

Ở đó, những phận đời trôi dạt từ miền Tây tạm neo lại mưu sinh. Mỗi xóm trọ có thể là một đại gia đình nhiều thế hệ hoặc người cùng làng, mỗi gia đình mỗi cảnh nhưng đều có cái chung là nghèo. Cũng như bao người con xa quê, họ có bao ấp ủ, kỳ vọng về tương lai con cái…

Cnh đi trong căn nhà xiêu vo

Ông Vũ Nên, chủ một khu trọ tại xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) cho hay hầu hết những căn nhà trọ ở đây đều nằm trên đất đang chờ xây dựng. Chủ đầu tư thương chúng tôi, cám cảnh người làm thuê cuộc sống bấp bênh nên cho dựng tạm ở đến khi nào xây dựng thì chuyển đi nơi khác. “Không xây dựng kiên cố là vậy, mỗi căn trọ chỉ từ 500-800 ngàn đồng/ tháng vừa với túi tiền của người lao động nghèo”, ông Nên nói.

Trước mặt chúng tôi, đó là những căn chòi thì đúng hơn bởi nó được che chắn tạm bợ, trống hoác từ trước ra sau. Tồi tàn, xiêu vẹo vậy mà họ đã sống qua mấy mùa nắng mưa, những đứa trẻ cũng đã được sinh ra và lớn lên ở cái xóm lao động nghèo này.

 xóm tr đc bit này, hiếm có đa tr nào có bà hoc m bên cnh như thế

Gia đình anh Cao Văn Dũng với 8 thành viên thuộc 3 thế hệ dắt díu nhau từ U Minh về đây thuê trọ từ 4 năm rồi. Chỉ chừng ấy năm nhưng mỗi thành viên đã kinh qua không biết bao nhiêu việc từ phụ hồ, đập bê tông, chạy xe ôm, nhặt ve chai… “Thu nhập bữa có bữa không nên đâu dám vào khu dân cư đông đúc mà thuê nhà, sống tạm đến tháng cũng không quá lo về tiền nhà trọ. Ở đây 8 người ở chỉ với 1,2 triệu đồng nhưng nếu ở chỗ khác phải mất ít nhất 4 triệu đồng, đấy là chưa kể tiền điện, nước đắt đỏ”, anh Dũng chia sẻ.

Để có chỗ ngả lưng, gia đình anh Dũng thuê hai căn, mỗi căn chừng 12 mét vuông. Bên trong không có gì giá trị ngoài chiếc xe gắn máy cũ nát do người bạn đồng hương tặng để đi lại và một chiếc ti vi đời cũ xuống màu. Cửa nẻo thế kia không sợ trộm? Tôi hỏi. Anh Dũng cười khà khà sảng khoái đúng chất miền Tây: “Nhà có tiền vàng chi đâu mà sợ mất, hơn nữa quanh đây đều là anh em trong làng thiệt thà, sống xa nhà chia sớt từng lon gạo, gói mì chứ không ai tham”.

Nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi đáng lẽ phải kín đáo cũng chỉ che tạm bằng tôn cũ, bên trên trống không, vỏn vẹn chưa đầy 2 mét vuông. Một phụ nữ thuê trọ ở đây cho hay ấy là do người thuê tự dựng lên chứ chủ đất không làm cho, kiểu như ai ở được thì ở. Người cho thuê là chủ đất cũ mà đất đã bán cho các công ty. Theo thỏa thuận miệng thì họ cho ở tạm nhưng không biết chủ đầu tư lấy đất lúc nào nên mình đâu dám dựng nhà kiên cố, sợ phải mất tiền.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi men con đường đất dẫn vào một xóm trọ khác cách đó không xa. Chúng tôi bị “dội” bởi lối đi đầy rác, nhớp nhúa nước thải sinh hoạt và đủ thứ mùi. Nói xóm trọ chứ thật ra chỉ có hai căn chòi nằm lẻ loi ở góc ao cá bỏ hoang. Thuê trọ ở đây là một gia đình với 5 thành viên đến từ Sóc Trăng làm nghề nuôi cá giống. Tiếp chúng tôi là người đàn ông tròn trùng trục, da đen nhẻm đúng như tên Đen mà cha mẹ đặt cho. Vén tấm bạt rách te tua mời chúng tôi vào trong căn chòi, anh bắt đầu câu chuyện buồn.

“Có nghề nuôi tôm cá, bán hai công đất ở quê lên đây với hy vọng cho con có cuộc sống khá hơn nhưng chỉ sau hai mùa thả, cá chết sạch thế là cụt vốn. Cám cảnh, chủ đất thương cho ở tạm, mỗi tháng chỉ trả vài trăm ngàn đồng. Vợ chồng tui không biết chữ. Đứa lớn học hết lớp 4, vừa đọc thông viết thạo rồi theo lên đây, coi như dở dang. Hai đứa nhỏ tới tuổi đi học nhưng ngày ngày chỉ biết quanh quẩn ao cá. Tính năm tới đưa về quê cho ông bà trông rồi xin đi học cho dễ. Nghe nói vậy, đứa nào cũng háo hức”, anh Đen vừa mừng vừa lo.

Bao gi con đưc đi hc?

Biết đọc, biết viết như cậu con trai lớn của anh Đen quả là hiếm ở các xóm trọ đặc biệt này. Bây giờ vợ chồng anh Đen kỳ vọng vào đứa lớn có thể chỉ dạy cho hai em biết cái chữ với người ta để mai mốt nếu được đi học lại sẽ bắt đầu nhanh hơn. “Sách vở không thiếu, nhiều nhóm từ thiện là mấy em sinh viên thường đến tặng sách, truyện”, anh Đen nói.

Lên 2, Danh Nga (Hòn Sơn, Kiên Giang) đã được ba mẹ đưa lên TP.HCM, đến nay đã 7 tuổi nhưng Nga chưa một ngày đến lớp. Dù vậy, con bé có thể viết tên mình, đọc những mẩu truyện ngắn nhờ ý thức tự học. Cũng như Nga, nhiều đứa trẻ ngày đêm chỉ quẩn quanh trong khu trọ nằm tách biệt với khu dân cư.

Có lẽ chuyện đi học của trẻ là chuyện “nóng” nhất ở các xóm trọ này. Cứ trung bình mỗi hộ thuê trọ thì có hai đứa trẻ trong độ tuổi từ mầm non đến THCS nhưng không có một trẻ nào được đến trường, trừ một vài đứa từng được vận động ra lớp tình thương. Đứa học được vài đêm thì phải ngược xuôi theo cha mẹ đến xóm trọ khác.

Độ 7-8 năm trước, khu vực này chưa được san lấp, xóm trọ lèo tèo vài căn che chắn tạm bằng gỗ tạp, bao ni-lông và tôn gỉ sét giữa bốn bề là ruộng nước. Ban ngày người lớn đi làm, những đứa trẻ tự chăm sóc nhau, hiếm đứa nào có bà, có mẹ bên cạnh. Lúc bấy giờ, trẻ 5-6 tuổi đã lội ruộng bắt ốc bươu hoặc hái rau muống, rau nhút bán kiếm tiền. Đứa nào giỏi, kiếm 20-30 ngàn đồng/ ngày. “Ruộng san lấp rồi, không còn rau, ốc gì nữa thì đứa đi bán vé số, đứa đi rửa chén bát thuê… chẳng học hành gì cả. Thương mấy đứa nhỏ, trưa nắng cứ ở truồng tồng ngồng”, bà Nguyễn Thị Hoài, người bán nước bên đường nói.

Nói tiếp chuyện đi học của mấy đứa nhỏ, bà Hoài cho hay thỉnh thoảng có mấy sơ đến tìm hiểu hoàn cảnh rồi vận động các cháu đi học. Có đứa ham học nhưng cũng không ít đứa chỉ đến lớp một, hai bữa rồi thôi. Khổ là cha mẹ chúng không phải ai cũng có ý thức, quan tâm chuyện học hành của con.

Từ lúc rời xóm trọ đến khi ngồi viết bài này, câu hỏi của cô bé Hạnh (7 tuổi) cứ ám ảnh tôi: Bao giờ con mới được đi học?

T.Anh

 

 

Bình luận (0)