Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Gieo một mầm chữ là gieo một niềm vui!

Tạp Chí Giáo Dục

“Mình trưng thành t thôn quê nghèo khó. Đến vi bà con khi ph nơi này cũng nghèo lm, nhưng ai cũng trng nghĩa tình, quý mến ngh giáo. M lp dy min phí cho các cháu hc trò mình không mong đưc đn đáp, ch mong các cháu có cơ hi đến trưng như bao bn bè khác. Ngh giáo, gieo lên mt mm ch là gieo mt nim vui!” – cô Nguyn Th Đào Thanh, KDC Trung Nghĩa 5, phưng Hòa Minh (Liên Chiu, Đà Nng) bc bch.

Cô Thanh hơn 20 năm lng l m lp dy trò nghèo min phí

1.Căn nhà mới khá khang trang của cô Đào Thanh ở cuối con đường Nguyễn Như Hạnh đang dần được hoàn thiện. Điều đặc biệt ở ngôi nhà này là căn phòng khách rộng so với các không gian khác. Cô Thanh nói, đó là chủ ý của cô để các cháu học trò đến với lớp học miễn phí do chính cô đứng lớp có được chỗ ngồi học rộng hơn. Không phải đến bây giờ, công việc dạy học miễn phí một cách thầm lặng mà bền bỉ đã được cô thắp lửa trong suốt hơn 20 năm qua. Ngoài 60 tuổi, cô vẫn như cánh chim không mỏi trong không gian lớp học miễn phí cho học trò nghèo. Cô bảo, đó là ân tình mà cô đền đáp lại tấm lòng chở che của bà con khối phố trong những lúc khó khăn.

Năm 1974, sau khi tốt nghiệp tú tài, cô Thanh từ làng quê nghèo của huyện Thăng Bình (Quảng Nam) khăn gói ra Huế theo học ĐH Pháp văn. Tốt nghiệp ĐH, cô về lại Thăng Bình, giảng dạy tại Trường cấp 2 xã Bình Giang rồi đến Bình An (bây giờ là trường THCS). Năm 1998, cô chuyển công tác về giảng dạy tại Trường THCS Kim Đồng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Cũng từ đó, cô bắt đầu mở lớp dạy miễn phí cho học trò nghèo. “Ngày đó KDC nơi tôi sinh sống đa phần bà con đều là lao động nghèo. Các cháu đến trường thiếu thốn đủ thứ. Nên tôi mở lớp để các cháu có chỗ học thêm kiến thức, hạn chế các tệ nạn khác khi quỹ thời gian ngoài giờ học trên lớp của các cháu còn quá nhiều. Lớp mở ngay tại nhà, đầu tiên có vài ba cháu, sau đó phụ huynh đem con đến gửi cứ đông dần lên. Có thời điểm lớp học đến hơn 60 cháu, trong đó có các chú tiểu ở Bồ Đề Thiền Viện – chùa ở gần nhà xin theo học”, cô Thanh nhớ lại.

Cô Thanh trong mt ln trao quà khuyến hc cho hc sinh nghèo

2.Ngày đó mang tiếng là lớp học nhưng buổi đầu cô trò cứ quây quần trên nền nhà để dạy và học. Sau có phụ huynh đóng cho vài bộ bàn ghế, thế là có thêm chỗ ngồi. Cô dạy cả toán lẫn văn, trò yếu môn nào thì cô tập trung bồi dưỡng thêm môn đó. Nhiều cháu yếu dần được cải thiện. Có cháu nhác học, trốn đi chơi thì cô lặn lội đến tận nơi động viên cháu về lớp.

Năm 2002, Chi hội Khuyến học ở tổ dân phố thành lập, cô được bà con tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng. Cùng với công tác giảng dạy, cô lặn lội vận động quỹ khắp nơi để hỗ trợ học trò nghèo. Nhu cầu học của con em trong KDC và khu vực lân cận ngày càng lớn, năm 2005, cô mở lớp dạy học miễn phí tại chùa Bồ Đề Thiền Viện. Một thời gian sau cô thuê hẳn 2 phòng để tổ chức dạy học. Để duy trì lớp học, cô lại đi vận động mạnh thường quân. Cô Thanh kể: “Thời điểm đó học trò đến lớp với đủ trình độ. Cô vẫn kiên trì dạy từng cháu một theo năng lực thực tế. Hạnh phúc nhất là có cháu học hệ GDTX vẫn học rất giỏi và đi du học ở Úc, sau này trở về cùng cô đứng lớp”. 

Làm mt lúc nhiu công vic, bà con chòm xóm thưng gi cô bng cái tên trìu mến là cô Thanh “đa zi năng”. Cô còn đưc nhiu bà con quý mến trong vai trò Chi hi trưng ph n KDC thưng xuyên giúp đ hi viên nghèo, đưc Hi Liên hip Ph n các cp khen thưng, tuyên dương.

Cô Thanh nói, dù đã nghỉ hưu, lớp của cô mở vẫn có từ hơn 30 cháu theo học. Lớp mở ban đêm. Vừa dạy, cô Thanh vừa dành thời gian cho công tác khuyến học, xóa mù chữ. Đơn cử như năm 2016, cô đứng lớp xóa mù chữ cho 3 cháu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. “Mình làm việc nên làm thôi chứ không nhận tiền học phí, miễn các cháu biết chữ là vui”, cô nói.

3.Làm một lúc nhiều công việc, bà con chòm xóm thường gọi cô bằng cái tên trìu mến là cô Thanh “đa zi năng”. Cô còn được nhiều bà con quý mến trong vai trò Chi hội trưởng phụ nữ KDC thường xuyên giúp đỡ hội viên nghèo, được Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp khen thưởng, tuyên dương.

Hơn 30 năm cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, tròn 20 năm ươm lên mầm chữ cho trò nghèo một cách lặng thầm, và tham gia nhiều vị trí công việc khác nhau từ Hội Khuyến học cho đến Hội Cựu giáo chức, Chi hội Phụ nữ… Cô Đào Thanh trở thành hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà, con hẻm của khu dân cư. Với bà con cô như ân nhân. Với cô, sự đùm bọc của xóm giềng là động lực để cô lặng lẽ nỗ lực cống hiến. Hạnh phúc của nghề giáo hay những công việc khác mà cô kinh qua trong cuộc đời không phải là những tấm bằng khen, giấy khen các cấp trao tặng mà chính là những thành quả của học trò. Ngoài tuổi 60, đôi chân chừng đã mỏi, cô vẫn một lòng hướng về học trò và bà con có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. “Còn khỏe ngày nào tôi còn làm những việc có ích để giúp các cháu thành thạo con chữ, phép tính. Hỗ trợ kịp thời cho bà con còn khó khăn”, cô Đào Thanh bộc bạch.

Bài, nh: Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)