Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Một số dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Tạp Chí Giáo Dục

Sốt xuất huyết và sốt phát ban có nhiều dấu hiệu ban đầu giống nhau nên có thể gây nhầm tưởng cho người bệnh. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu này để kịp thời tới các cơ sở y tế để khám chữa là vô cùng cần thiết.
Dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt cao ở người mắc phải.
Dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt cao ở người mắc phải.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai thì sốt xuất huyết là một bệnh lành tính nhưng nếu không tuân thủ phác đồ điều trị có thể dẫn đến các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Theo PGS, dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết là sốt cao ở người mắc phải. Nhiều bệnh khác cũng có hiện tượng này nhưng ở người bị nhiễm virus gây sốt xuất huyết thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rác trên da (các chấm này sẽ dày hơn vào những ngày sau).
Trong trường hợp sốt xuất huyết nặng, bệnh nhân có thể bị trụy mạch, tay chân lạnh, xuất huyết nội tạng…
Dấu hiệu của sốt phát ban là xuất hiện những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.
PGS. Cường cho biết nếu đang trong mùa dịch mà thấy cơ thể bị sốt, nhức mỏi thì phải nghĩ đến sốt xuất huyết và đến các trung tâm y tế thăm khám kịp thời.
Lưu ý rằng những người bị sốt phát ban cũng xuất hiện các vết ban đỏ có hình dạng tương tự như trên da người sốt xuất huyết. Tuy nhiên, ngoài ban đỏ thì người sốt phát ban còn cảm thấy ngứa ngáy và dùng tay ấn vào thì vết đỏ không biến mất như với bệnh nhân sốt xuất huyết.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)