Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trẻ học gì trước khi vào lớp 1?

Tạp Chí Giáo Dục

Ch N.T.Ngc, nhà qun 12 (TP.HCM) bày t s lo lng vi chúng tôi: “Tôi thy cháu còn vng di quá, cái gì cũng chưa tho. Các phép toán đơn gin chưa biết làm, đc thì ch đưc ch mt. Tôi rt lo, nên mun tìm giáo viên tiu hc dy trưc chương trình lp 1 cho cháu”.

Giáo viên chnh sa tư thế ngi hc cho hc sinh lp 1. Ảnh: N.Trinh

Tâm trạng trên không chỉ riêng chị Ngọc, mà là nỗi lo lắng của hầu hết cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 mọi năm.

Cm nhưng vn b… phá rào

Mặc dù đã có Chỉ thị số 2325 của Bộ GD-ĐT, ban hành ngày 28-6-2013, về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1, nhưng thực trạng này đến nay vẫn chưa dứt điểm, mà nhiều nơi đã… phá rào. Cứ đến mỗi đầu năm học, các bậc phụ huynh có con em chuẩn bị vào tiểu học lại có nhiều suy nghĩ trái chiều. Nhiều cha mẹ lo lắng cho con, sợ con đuối sức, nên lo xa cho con học trước chương trình bằng nhiều cách. Ngược lại, nhiều phụ huynh lạc quan hơn, tin tưởng vào con, giáo viên, vào cách bố trí chương trình, nên không ép con học trước chương trình lớp 1.

Xét về mặt lý thuyết sư phạm, thì việc học trước chương trình là phản khoa học. Nhưng nhìn vào thực tế, thì nhiều phụ huynh có phần đúng, vì con mình sẽ không bị “lạc loài”, không bị các bạn trong lớp “bỏ rơi”. Nguyên do còn xuất phát từ tâm trạng lo lắng của phụ huynh, sợ này, sợ nọ, muốn con phải hơn chứ không bị thua bạn bè. Mặc dù đa số giáo viên đều thực hiện nghiêm túc chỉ thị trên của Bộ GD-ĐT. Nhưng do gánh nặng về chương trình, áp lực về sĩ số, cách đánh giá, về thi đua, đã khiến một số bộ phận giáo viên tiểu học đã “phá rào”, ủng hộ việc học trước chương trình của trẻ. Từ thực tế đó, cần dung hòa như thế nào cho hợp lý?

Nên cho tr hc gì trưc khi vào lp 1?

Theo chúng tôi, việc học trước chương trình một cách cứng nhắc như học chính khóa là không nên. Như thế sẽ làm thui chột hứng thú của trẻ với bài học, vì phải học lại nội dung. Dễ tạo ra tâm lý ỷ y vì suy nghĩ rằng đã học rồi. Chưa nói đến việc người dạy học trước yếu về phương pháp sư phạm, dạy sai theo kiểu khác, sẽ rất khó khăn cho giáo viên phải dạy lại, phải sửa sai. Nên rèn cách cầm bút, rèn nét chữ, cách canh lề, viết đúng ô li cho các em. Biết trước về cách đọc, cách viết, cách tính toán. Cho các em trực tiếp làm quen với trường, lớp, bàn ghế; cách ngồi học; về nề nếp, giờ giấc, các sinh hoạt tập thể, các hoạt động nhóm. Nên giới thiệu trước chương trình môn học lớp 1 để các em không bị bỡ ngỡ.

Nếu cho học trước (toán, tiếng Việt) thì phải có cách riêng, tài liệu riêng. Chẳng hạn phụ huynh căn cứ vào nội dung sách giáo khoa để ra các dạng toán, tập đọc, tập viết gần giống, đồng dạng như vậy cho trẻ học. Không nên cho trẻ làm trực tiếp vào sách bài tập của chương trình. Về phía giáo viên, cũng không nên quá kỳ vọng, đòi hỏi quá cao với trẻ. Không nên áp lực về thành tích, thi đua. Đánh giá học sinh cũng phải công tâm; chủ yếu khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ của từng em… Có như vậy mới mong giảm bớt gánh nặng áp lực đè lên vai trẻ trước khi vào lớp 1 tồn tại bấy lâu nay.

Một giáo viên thâm niên về công tác chủ nhiệm lớp 1 chia sẻ: “Trước khi trẻ vào học lớp 1, phụ huynh nên dẫn trẻ vào trường học để làm quen trường lớp. Như thế trẻ tự tin hơn, sẽ bớt bỡ ngỡ trong những buổi học đầu tiên.

Trn Ngc Tun

 

Bình luận (0)